Hầu hết các căn bệnh ung thư nguy hiểm đều có nguồn gốc từ thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Dưới đây là một số ví dụ:

 

Hút thuốc lá - Ung thư phổi

 

 

Hút thuốc lá không những ảnh hưởng đến chính bản thân người hút thuốc mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ.

 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần các chất gây nghiệm nicotine và cacbon monoxide trong thuốc lá có thể ngăn cản sự vận chuyển ô-xy trong máu, gây suy hô hấp. Các chất khác như phenol và benzopyrens gây bệnh viêm phế quản mạn và rối loạn thông khí, từ đó dẫn đến bệnh ung thư phổi nguy hiểm.

 

Ngoài ung  thư phổi, một số bệnh ung thư nguy hiểm khác cũng liên quan trực tiếp tới việc hút thuốc lá như: ung thư vòm họng, ung thư thực quản…

 

Bỏ bữa sáng - Ung thư túi mật

 

Bỏ bữa sáng là nguyên nhân trực tiếp của bệnh sỏi thận và túi mật thường gặp. Vì sau 8 tiếng cho giấc ngủ dài ban đêm, thức ăn của bữa tối đã được tiêu hoá hết và dạ dày vẫn tiếp tục tiết ra dịch vị. Nếu không “nạp năng lượng” vào bữa sáng, dịch vị tiết ra nhiều mà không được sử dụng sẽ gây đau dạ dày hoặc viêm niêm mạc dạ dày. Đồng thời các chất cặn bã tích tụ trong dạ dày không có cơ hội đào thải ra ngoài, lâu ngày sẽ kết lại thành sỏi.

 

Thức khuya - Ung thư tuyến tiền liệt

 

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông thường thức khuya cao gấp 2 lần so với những người bình thường khác.
 

Thức khuya thường xuyên làm thay đổi đồng hồ sinh hoạt của các tế bào trong cơ thể. Việc thức khuya có thể làm ngăn cản cơ thể sản sinh ra chất melatonin, chất chỉ tạo ra ở buổi đêm và có khả năng ngăn cản, tiêu diệt các tế bào ung thư cũng như ngăn cản quá trình oxy hoá các tết bào trong cơ thể.

 

Ăn nhiều thịt đỏ- Ung tư vú



 

Phụ nữ ăn nhiều thịt, đặc biệt là các loại thịt đỏ thường dễ mắc bệnh ung thư vú. Các chất béo bão hoà có trong thịt đỏ tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ làm kích thích sự tăng trưởng của các tế bào ung thư. Đặc biệt đối với món thịt nướng mà chúng ta yêu thích, chất béo bão hoà ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất polycylic aromatic hydrocarbon, tác nhân gây  bệnh ung thư.

 

Vì vậy, hãy giảm bớt thịt trong các bữa ăn hàng ngày và thay thế bằng rau xanh, hoa quả để ngăn ngừa căn bệnh ung thư vú nguy hiểm.

 
Lười vận động - Ung thư dạ dày
 
Tổ chức Y tế thế giới đã nghiên cứu và kết luận, mỗi năm, trên thế giới có tới 200 ngàn người chết do nguyên nhân lười vận động. Báo cáo cũng dự đoán, với thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như ngày nay, tới năm 2020, 70% dân số thế giới mắc bệnh do nguyên nhân trên.
 

Chất béo được nạp vào trong các bữa ăn để sản sinh năng lượng đảm bảo hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Khi chúng ta lười vận động, các chất béo không được chuyển hoá và sử dụng hết sẽ tích tụ trong dạ dày, gây nên bệnh viêm dạ dày, đau dạ dày và lâu ngày sẽ dẫn tới bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm.

 

Tình dục không an toàn - Ung thư cổ tử cung

 

Ung thư cổ tử cung và các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm đang trở thành vấn nạn với những người phụ nữ hiện đại. Những năm gần đây, số lượng phụ nữ mắc các bệnh trên ngày một tăng và đang dần trẻ hóa.

 

Tình dục không an toàn được xem là có liên quan trực tiếp tới căn bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm. Đó là con đường lây truyền vi-rút HPV gây ung thư nhanh nhất.

 

 

 

                                                                              Theo DanTri

Các tin khác


Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, người dân cần chủ động trang bị các kiến thức phòng tránh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục