Hàng rong, thức ăn đường phố xuất hiện tràn lan từ hang cùng ngõ hẻm đến trường học, bệnh viện, bến xe... gây ra cảnh nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị. Trong bối cảnh dịch tiêu chảy do khuẩn E.coli đang hoành hành tại châu Âu, thực trạng trên càng đáng báo động.

 

Bát nháo hàng rong

 

 
Thịt sống chín bày tơ hơ trước hè

Lâu nay, quanh các bệnh viện luôn là địa bàn tập kết của quán xá, hàng rong. Dừng chân trước cổng Bệnh viện Ung Bướu chưa đến nửa giờ, chúng tôi bắt gặp những hình ảnh khó coi khi một vài quý ông vô tư biến trạm xe buýt, gốc cây thành nơi phóng uế; bên cạnh hàng rong hoạt động ì xèo, thực khách vẫn nhắm mắt làm ngơ, vô tư đứng, ngồi ăn uống. Chợt một cơn gió thoảng qua mang theo mùi khai nồng và làm khói bụi bay mù mịt vào đồ ăn, bát dĩa.

 

Ghé quán cơm tấm trên đường Cống Quỳnh cạnh Bệnh viện Từ Dũ, chúng tôi ghi nhận cứ chiều đến là chủ quán lại rinh bếp than xuống lòng đường nướng thịt gây cản trở giao thông và nguy hiểm cho người đi đường. Thỉnh thoảng nhân viên quán cơm còn chạy ra giữa đường chèo kéo khách. Cả chậu thịt không che đậy, vỉ nướng đen kịt do thịt cháy khét lâu ngày không chà rửa.

 
Bến xe buýt trước cổng BV Y học dân tộc

Trước cổng Bệnh viện Y học dân tộc trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, người bán hàng rong chiếm dụng luôn nhà chờ xe buýt thành quán riêng của mình. Không găng tay, thức ăn đầy bụi bặm, một chiếc khăn được bà chủ dùng lau tay, chén bát, thậm chí lau luôn bàn ghế.

 

Không chỉ tập kết trước cổng bệnh viện, hàng rong còn bủa vây các trường học. Trước cổng trường Đại học Công nghiệp 4 (đường Nguyễn Văn Bảo, Q. Gò Vấp), những gánh hàng rong, xe đẩy với đủ loại thực phẩm như trái cây gọt sẵn, nước giải khát, chè, rau câu, cá viên chiên, phá lấu... bày bán la liệt. Bánh tráng trộn có giá từ 5-7.000 đồng/ bịch được người bán dùng tay bốc, bỏ thêm chút bò khô, gia vị màu sắc bắt mắt trở thành món khoái khẩu của nhiều cử nhân tương lai. Một giáo viên của trường bức xúc: “Chúng tôi vô cùng bất bình khi hàng rong án ngữ cổng trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường học đường, nguy cơ ngộ độc thực phẩm luôn rình rập”.

 

Trước cổng các trường tiểu học thì nhan nhản các loại hàng rong từ đồ chơi mang tính bạo lực như dao, súng, kiếm đến các loại thực phẩm bánh kẹo, nước uống màu sắc lòe loẹt, chè, cháo, phá lấu... thu hút nhiều em nhỏ vì giá chỉ từ hai đến mười ngàn đồng. Chảo dầu dùng để chiên cá viên có màu nâu đen, bốc mùi khét lẹt nhưng chủ nhân vẫn vô tư dùng hết ngày này qua ngày khác. Tình trạng trên không chỉ gây lo lắng cho phụ huynh khi con em ăn phải bị trúng thực, hàng rong còn lấn chiếm lòng đường, thường xuyên gây ùn tắc giao thông...

 

Công nghệ “nhúng”

 
Hàng rong la liệt chiếm hết vỉa hè trước TT Parkson

Đối diện trung tâm mua sắm Parkson, đội ngũ hàng rong tụ lại như cái chợ ngay ngã ba đường Bạch Đằng - Hồng Hà thuộc P2, Q.Tân Bình. Thôi thì đủ loại xe đẩy, ba gác đạp, gồng gánh... chiếm lĩnh cả khoảng đất trống lẫn lòng đường, phục vụ ăn uống đủ các bữa sáng, trưa, chiều. Thực khách chủ yếu là nhân viên Parkson, tài xế taxi và khách vãng lai... Khách đông đúc, cứ tiện tay xả thải bừa bãi làm dòng kênh bên cạnh rác rưởi nổi lềnh bềnh, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Người dân sống gần khu vực cho biết hàng rong tụ tập buôn bán ở đây tấp nập từ sáng đến tối, kế bên là địa điểm tập kết của các hãng taxi, thực khách cùng cánh tài xế thi nhau “giải quyết nỗi buồn”.

 

Đặc điểm của hàng rong là di động nên lượng nước dùng để rửa ly, chén cũng rất hạn chế, mỗi “dịch vụ” chỉ chuẩn bị một, hai xô nước để rửa cho hàng trăm tô, chén dĩa. Thế nên xô nước luôn đục ngầu, chén bát rửa xong vẫn nhớp nhúa mỡ. Gọi là rửa chứ thực ra người ta chỉ nhúng qua nước rồi lau sơ sài bằng chiếc khăn cáu bẩn. Trong vai thực khách, chúng tôi gọi tô bún. Bà chủ tay vừa rửa chén bốc vội nắm bún cho vào tô, nhón vài miếng thịt và đĩa rau sống mang ra. Cầm đôi đũa mùi ẩm mốc, nhìn xung quanh chén bát dơ nằm la liệt trên nền đất cạnh những đống rác, chúng tôi sởn da gà. Một bác tài taxi phân bua: “Ở đây quán nào cũng vậy, nhưng vì rẻ và tiện nên bọn anh nhắm mắt cố nuốt cho ấm bụng”. Chị Lan, nhân viên Parkson, cho biết: “Có lần tôi và người bạn ăn bún ở đây về đến phòng làm việc thì cả hai đau bụng quằn quại, nôn ói, phải đi bệnh viện cấp cứu. Từ ấy thấy hàng rong là tôi không dám bén mảng tới”.

 

Bến xe Miền Đông từ lâu trở thành nơi đóng đô của hàng loạt căn tin di động. Những chiếc tô, ly, muỗng cũng được người bán nhúng vào xô nước đen ngòm, xúc qua loa chứ chẳng hề rửa bằng xà bông. Hầu hết hàng rong hè phố đều sử dụng “công nghệ nhúng” như thế. Khách hàng biết là mất vệ sinh nhưng vẫn tặc lưỡi chấp nhận...

 

TPHCM những ngày này mưa nắng thất thường tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển. Hàng rong có giá mềm vì người bán thường mua hàng giá rẻ, thậm chí ôi thiu từ các cơ sở chế biến lậu nên chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm không được kiểm soát. Dịch tiêu chảy do khuẩn E.coli đang hoành hành ở một số nước châu Âu, để ngăn ngừa nó phát triển tại Việt Nam mỗi chúng ta cần hết sức cẩn trọng khi dùng thức ăn đường phố, đừng vì ham rẻ mà có ngày chuốc vạ vào thân. Các ngành chức năng cũng cần vào cuộc, xử lý mạnh tay đối với hàng rong gây mất mỹ quan đô thị, bày bán thực phẩm đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

 

 

 

                                                                                 Theo DanTri

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục