Tuyến giáp (thyroid) tuy nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ

Tuyến giáp (thyroid) tuy nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ

Khi tuyến giáp không thực hiện đúng chức năng và không được điều trị có thể làm tăng các nguy cơ béo phì, bệnh tim, suy nhược, trầm cảm, lo lắng, rụng tóc, rối loạn sinh dục… Do đó, nhận biết các vấn đề về tuyến giáp là rất quan trọng.

 

Hãy cùng kiểm tra các dấu hiệu sau để nhận biết xem bạn đang có các vấn đề về tuyến giáp hay không:

 

Đau cơ, khớp: Nhức và đau các cơ và khớp ở cánh tay, đau cổ tay, cổ chân chính là những triệu chứng của các vấn đề về tuyến giáp không được chẩn đoán.

 

Cổ khó chịu: Cảm giác sưng cổ, khó chịu, giọng khàn, tuyến giáp mở rộng rõ rệt.

 

Thay đổi tóc và da: tóc và da đặc biệt dễ bị tổn thương đối với các vấn đề về tuyến giáp, đặc biệt rụng tóc là triệu chứng hay gặp liên quan đến tuyến giáp. Sự giảm hoạt động của tuyến giáp khiến tóc trở nên khô, dễ gãy, lông mày thỉnh thoảng bị rụng. Da thô, dày, khô ráp và có vảy như da rắn. Còn nếu tuyến giáp hoạt động quá mức, tóc rụng nhiều còn da trở nên mỏng và yếu ớt.

 

Các vấn đề về ruột: táo bón nặng và lâu dài thường liên quan đến sự giảm hoạt động của tuyến giáp, trong khi đó tiêu chảy cấp và hội chứng co thắt ruột kết (IBS) lại gắn liền với sự hoạt động quá mức của tuyến giáp.

 

Kinh nguyệt không đều và các vấn đề về sinh sản: thời kỳ kinh nguyệt dài hơn và có cảm giác đau buốt là triệu chứng của tuyến giáp giảm hoạt động. Ngược lại thời kỳ kinh nguyệt ngắn, thưa thường do tuyến giáp hoạt động quá mức.

 

Tiền sử gia đình: nếu gia đình có tiền sử các bệnh về tuyến giáp thì nguy cơ là rất cao.

 

Các vấn đề về cholesterol: cholesterol cao, đặc biệt trong trường hợp không phản ứng với chế độ ăn kiêng, bài tập thể dục hay các loại thuốc giảm cholesterol, đó có thể là dấu hiệu của suy giáp không chẩn đoán. Mức cholesterol thấp là dấu hiệu của cường giáp hay tuyến giáp hoạt động quá mức.

 

Suy nhược, trầm cảm và lo lắng: suy nhược, trầm cảm và lo lắng bao gồm rối loạn hoảng sợ có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp. Suy giáp thường gây ra suy nhược, trầm cảm, trong khi cường giáp thường gây ra lo lắng và hoảng sợ. Triệu chứng suy nhược không phản ứng với các loại thuốc chống suy nhược là dấu hiệu của rối loạn tuyến giáp chưa được chẩn đoán.

 

Thay đổi cân nặng: bạn đang trong chế độ ăn với hàm lượng chất béo và calo thấp kết hợp với các bài tập thể dục khắt khe, tuy nhiên bạn không thể giảm cân. Hoặc bạn đã đặt ra các chế độ ăn kiêng phù hợp nhưng vẫn không có tác dụng gì. Đây là dấu hiệu của suy tuyến giáp. Hay bạn vẫn tăng cân mặc dù ăn lượng thức ăn như hàng ngày và giảm cân trong khi ăn nhiều hơn mức bình thường. Những sự thay đổi về cân nặng không thể giải thích được là các dấu hiệu của cả suy tuyến giáp và cường giáp.

 

Mệt mỏi: cảm giác kiệt sức khi bạn thức dậy, ngủ 8-10 tiếng vào buổi tối và có giấc ngủ trưa nhưng vẫn chưa đủ cho bạn hoạt động hết công suất trong một ngày. Bên cạnh đó, chứng mất ngủ vào buổi tối cũng khiến bạn mệt mỏi trong suốt cả ngày. Tất cả những dấu hiệu trên chứng tỏ bạn đang bị các bệnh về tuyến giáp.

 

 

 

                                                                            Theo DanTri

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục