(HBĐT) - Ngày 10/6/2011, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh có thư kêu gọi ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Hòa Bình gửi các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị LLVT, tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm. Nội dung như sau:

 

Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Việt Nam là nước thứ nhất ở châu á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế Quyền trẻ em và đã ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em.

 

Hòa Bình là tỉnh miền núi, tuy còn khó khăn về kinh tế nhưng công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em vẫn thường xuyên được quan tâm, cải thiện nhiều mặt như: Nâng cao sức khỏe, chăm lo học hành, vui chơi giải trí, được tạo mọi điều kiện phát triển về thể chất, trí tuệ, hhân cách, tài năng… kết quả đó là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự hưởng ứng của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể; các doanh nghiệp, tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm, nhân dân trong và ngoài tỉnh đã đóng góp xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Hòa Bình.

 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình còn trên 20.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Trong đó, số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật là hơn 8.500 em và 68 em bị bệnh tim bẩm sinh chở chỉ định để phẫu thuật. Đây là bệnh hiểm nghèo, không phẫu thuật kịp thời sẽ nặng hơn, nguy cơ tử vong cao, chi phí điều trị lớn (năm 2010 bình quân 49 triệu đồng/ca), đa phần trong số đó là con em hộ nghèo, gia đình khó khăn. Qua khảo sát, tỉnh Hòa Bình còn trên 540 trẻ em bị khuyết tật cơ quan vận động, 60 trẻ sứt môi, hở hàm ếch và 325 trẻ bị mắc các bệnh về mắt… nhiều trẻ em có năng khiếu, học giỏi nhưng điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, không đủ điều kiện để cắp sách đến trường; nhiều em phải lao động sớm, một số ít rơi vào tệ nạn xã hội, thậm chí còn có hành vi vi phạm pháp luật.

 

Tình hình trên đã ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn của trẻ em. Điều đó làm người lớn chúng ta phải lo lắng về thế hệ trẻ, về chất lượng nguồn nhân lực đất nước sau này.

 

Thay mặt Hội đồng Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Hòa Bình, tôi kêu gọi các cơ quan, đơn vị SX-KD, các đoàn thể, tổ chức từ thiện, tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh tích cực hỗ trợ, đóng góp tiền, hiện vật và công sức cho Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Hòa Bình, tạo điều kiện để nâng cao các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kinh yêu "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người".

 

Tôi hy vọng và tin tưởng rằng, với trách nhiệm, tình cảm yêu quý trẻ em, các cơ quan, đơn vị và toàn dân tích cực hưởng ứng lời kêu gọi này, nhiệt tình đóng góp cho Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Hòa Bình.

 

Xin gửi đến quý vị lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành.

 

Mọi sự đóng góp xin gửi về Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Hòa Bình. Địa chỉ: Số 2, đường Hai Bà Trưng, TPHB, tỉnh Hòa Bình. Tài khoản: 3000211000463 tại Chi nhành Ngân hàng NN-PTNT tỉnh Hòa Bình. Điện thoại: 02183.857222.

 

 

                                                 Bùi Văn Cửu

                                                 Phó Chủ tịch UBND tỉnh

                                                  Chủ tịch HĐBT Quỹ bảo trợ trẻ em

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục