Người tham gia bảo hiểm y tế bị tai nạn giao thông vẫn còn phải khổ để được bảo hiểm thanh toán viện phí
Người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) bị tai nạn giao thông (TNGT) vẫn phải tự chứng minh mình không vi phạm giao thông mới được bảo hiểm thanh toán viện phí vì thông tư hướng dẫn đối với trường hợp này vẫn chưa được ban hành
Tại buổi gặp mặt báo chí chiều 22-6, nhân ngày BHYT Việt Nam (1-7), bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), cho biết Bộ Y tế đã ký dự thảo thông tư hướng dẫn thủ tục thanh toán chi phí khám, chữa bệnh (KCB) cho người tham gia BHYT bị TNGT và chuyển sang Bộ Tài chính, Công an xem xét nhưng vì thủ tục chưa xong nên thời điểm nào thông tư này có hiệu lực vẫn chưa được “gút” lại. Điều này cũng đồng nghĩa rằng người bị TNGT vẫn phải tiếp tục tự chứng minh mình có hay không vi phạm luật giao thông để được thanh toán BHYT. Nếu không chứng minh được, họ phải bỏ tiền túi trả các khoản viện phí mà đáng lẽ gần 2 năm qua, quỹ BHYT phải thanh toán.
Bệnh nhân có lợi hơn
Trong khi đó, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban Thực hiện Chính sách BHYT (BHXH Việt Nam), lường trước rằng với đội ngũ giám định y tế vừa thiếu lại vừa yếu như hiện nay thì việc xác minh nguyên nhân vụ tai nạn cho người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn. “Biết rằng khả năng thu hồi khoản viện phí mà quỹ BHYT ứng trước cho người bệnh vi phạm luật giao không khi chưa xác định đúng - sai sẽ rất thấp. Tuy nhiên, chúng tôi phải chấp nhận, để quyền lợi của bệnh nhân BHYT không bị ảnh hưởng. Trong trường hợp số tiền quá lớn mà lại không thu hồi được, chúng tôi sẽ nhờ đến sự can thiệp của pháp luật”- ông Sơn nói.
Như vậy, sau 2 lần bị Bộ Tư pháp “tuýt còi”, những quy định trái khoáy về thanh toán BHYT cho người bị TNGT đã được sửa đổi nhưng đến khi nào thực hiện thì vẫn còn phải chờ.
Mục tiêu bảo hiểm chưa rõ
Đánh giá sau 2 năm thực hiện Luật BHYT, bà Hương cho biết tính đến hết năm 2010, cả nước có khoảng 50,7 triệu người tham gia BHYT (tăng 25% so với thời điểm trước khi có Luật BHYT), trong đó có 15,3 triệu người là đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù độ bao phủ BHYT đã tăng đáng kể, song bản chất nhân văn của việc tham gia BHYT là lấy của người giàu, của người khỏe bù cho người nghèo, người yếu vẫn chưa được thể hiện rõ. Bởi ngoài những đối tượng là người thường xuyên ốm đau, người có nguy cơ bệnh tật, người già, trẻ nhỏ, còn khá nhiều đối tượng BHYT bắt buộc tham gia không đầy đủ.
Cải tiến cấp thẻ bảo hiểm Bộ Y tế cho biết hiện vẫn còn gần 2 triệu trẻ dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ BHYT; cùng đó nhiều trường hợp là người nghèo, người dân tộc thiểu số cũng chưa có thẻ vì các địa phương nhận thẻ xong đem cất vào tủ, “quên” không chuyển đến người tham gia bảo hiểm. Với trẻ dưới 6 tuổi nếu chưa nhận được thẻ BHYT vẫn được BHYT thanh toán các chi phí KCB nếu sử dụng các giấy tờ khác như giấy khai sinh, giấy chứng sinh hoặc thẻ KCB miễn phí. Để tăng số lượng học sinh-sinh viên tham gia BHYT, đại diện BHXH Việt Nam cho biết tới đây, cơ quan này sẽ nghiên cứu việc cấp thẻ BHYT vào nhiều thời điểm trong một năm học thay vì cấp một lần vào đầu năm như hiện nay. |
Theo NLĐ
(HBĐT) - Trong tháng 6, Trung tâm DS-KHHGĐ TP Hòa Bình đã tổ chức 5 lớp tập huấn cho hơn 200 cán bộ là Trưởng trạm y tế, cán bộ chuyên trách và CTV DS- KHHGĐ của 15 xã, phường trên toàn thành phố.
Gần đây, ở chùa Một Cột, có hai cặp sư tử đá được đặt trước lối vào. Cặp sư tử đó mang nét văn hoá Trung Hoa khiến dư luận một lần nữa dấy lên bàn luận về văn hoá ngoại lai ở đền chùa.
Chiều qua 22.6, lãnh đạo Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH VN) đã có cuộc họp thông báo về hoạt động khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) sau 2 năm Luật BHYT có hiệu lực.
Dịch sốt xuất huyết đang tăng mạnh tại ĐBSCL và có nguy cơ bùng phát khi mưa nhiều, thuận lợi cho muỗi phát triển… Điều đáng lo ngại là có 6 ca tử vong vì sốt xuất huyết tại Cà Mau, Sóc Trăng và Vĩnh Long.
Hai loại thuốc có tác dụng trị viêm khớp và giảm đau hạ sốt vừa có quyết định đình chỉ lưu hành, yêu cầu đơn vị vi phạm thu hồi.
Cơ quan Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã công bố 9 hình ảnh minh họa cảnh báo tác hại của thuốc lá nhằm ngăn chặn tình trạng trẻ em hút thuốc lá và khuyến khích những người trưởng thành từ bỏ thuốc lá.