Một bé 24 tháng tuổi bị TCM nhập viện điều trị từ 16/8 đến nay
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Văn Bình, người phát ngôn về dịch tay chân miệng, đã cho biết như thế trong cuộc trao đổi với chúng tôi chiều 19/8.
Ông NGUYỄN VĂN BÌNH nói:
- Quyết định 64 của Thủ tướng hướng dẫn khi có đủ hai điều kiện: có số người mắc bệnh truyền nhiễm vượt quá số người mắc dự tính bình thường của cơ quan y tế tỉnh thành. Điều kiện thứ hai là có ít nhất một trong bốn yếu tố: quy mô, tính chất của bệnh dịch vượt quá khả năng kiểm soát của cơ quan y tế tuyến tỉnh thành; bệnh dịch được bộ trưởng Bộ Y tế xác định có sự biến đổi tác nhân gây bệnh, có nguy cơ làm tăng tỉ lệ tử vong và chưa có biện pháp khống chế hiệu quả; bệnh dịch có tỉ lệ tử vong cao, chưa rõ tác nhân gây bệnh, chưa có biện pháp khống chế hiệu quả; bệnh dịch xảy ra khi có thiên tai, thảm họa.
Ông Nguyễn Văn Bình |
Theo ông, với tình hình hiện nay, khi bệnh tay chân miệng đã xuất hiện ở 59 tỉnh thành, số ca mắc tăng gấp 5,2 lần so với năm 2010, số ca tử vong tăng đặc biệt cao (83 ca, trong khi năm 2010 chỉ có sáu ca tử vong), đã có địa phương nào cần công bố dịch tay chân miệng hay chưa?
Nhiều địa phương có tỉ lệ mắc tăng cao so với dự tính, nhưng trong hội nghị phòng chống dịch tay chân miệng tổ chức ở TP.HCM cách đây vài ngày, chưa có địa phương nào thông báo tình hình dịch vượt quá khả năng kiểm soát. Tỉ lệ tử vong cao nhưng tác nhân gây bệnh thì đã rõ là do virut EV71.
Trong tình hình này, sở y tế địa phương cần xác định đặc điểm dịch tễ của các ca bệnh, tỉ lệ mắc bệnh ở khu dân cư hay trường học nhiều hơn, căn cứ vào mật độ dân số và tỉ lệ mắc ở địa phương, khả năng đáp ứng về y tế... để công bố dịch, huy động tổng lực nhân lực và vật lực để chống dịch.
Vậy theo ông, có yếu tố chưa rõ ràng trong điều kiện công bố dịch hay không, khi thật khó để địa phương tự nhận mình không kiểm soát được dịch, trong khi thực tế thì số ca mắc, ca tử vong do bệnh vẫn tăng rất cao, liên tục trong hai tháng qua?
Ngày 20/8, chúng tôi sẽ có cuộc họp trực tuyến với một số địa phương và phân tích rõ hơn thế nào là vượt quá tầm kiểm soát. Sau cuộc họp này sẽ có câu trả lời cụ thể hơn về chuyện địa phương nào nên công bố dịch. TP.HCM cho là dịch chưa vượt quá tầm kiểm soát của họ. Nhưng chúng tôi sẽ hướng dẫn các địa phương để họ xác định thêm tình hình của mình, biến kế hoạch của địa phương thành chương trình hành động cụ thể, có công việc hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng...
Có ý kiến cho là dịch tay chân miệng năm nay tăng cao bất thường, nhưng địa phương thì không đánh giá hết tình hình và Bộ Y tế thì chờ địa phương công bố dịch, khiến số mắc, số tử vong tăng cao. Ý kiến ông thế nào?
Không phải là Bộ Y tế chờ, mà bệnh tay chân miệng thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm B, thẩm quyền công bố dịch là chủ tịch UBND tỉnh thành trên cơ sở đề xuất của giám đốc sở y tế. Số mắc tay chân miệng tăng từ tuần 21 (tháng 6-2011) và đỉnh điểm là tuần 25, từ đó đến nay số ca mắc đã giảm dù chưa nhiều, chưa có tuần nào bằng tuần 25, số tử vong cũng giảm.
Như vậy theo ông, cần hay chưa cần công bố dịch tay chân miệng trong tình hình dịch khá nghiêm trọng hiện nay?
Việc công bố dịch hay chưa phụ thuộc vào cuộc họp trực tuyến với các địa phương hôm nay 20/8 để xem xét thêm tình hình. Nhưng vấn đề ở đây không phải công bố dịch là hết ngay dịch, giải pháp công bố dịch không quá quan trọng vì mục tiêu của công bố dịch là tập hợp nguồn lực, thì giờ các địa phương đã dành nhiều nguồn lực chống dịch.
Mặt khác đây là bệnh chưa có vắc-xin, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc lây lan tiếp hay không còn tùy thuộc thái độ ứng phó của cả gia đình và người chăm sóc trẻ. Tuyên truyền phòng dịch thời gian qua chưa đến được với người dân, vì không phải người nào cũng nghe đài đọc báo, biết tình hình dịch.
Rất nên đưa việc phòng chống dịch về từng cụm dân cư, có vai trò trách nhiệm của tổ trưởng tổ dân phố, cán bộ phụ nữ, Đoàn thanh niên, chính quyền địa phương để thông tin dịch tay chân miệng đến tận người dân.
Chưa đầy ba tháng (tính từ tháng 5) đã có thêm 25.000 người mắc bệnh tay chân miệng, hàng chục ca tử vong. Ông có thấy việc chống dịch quá chậm, bởi lẽ ra phải có những biện pháp mạnh từ tháng 5 khi dịch bắt đầu leo thang?
Dịch tay chân miệng đã tăng dần trong 10 năm qua, không chỉ ở VN mà ở nhiều nước châu Á và Đông Nam Á, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ... đều ghi nhận người mắc. Trung Quốc năm 2010 có trên 1 triệu người mắc, 260 người tử vong. Tôi nói thế không phải để bào chữa cho tình hình dịch gia tăng, mà Bộ Y tế đã triển khai nhiều biện pháp mạnh.
Hiện nay đang có mười đoàn giám sát dịch tại các địa phương trọng điểm, các đoàn kiểm tra sẽ làm việc tại địa phương đến hết tháng 9 nếu dịch còn diễn biến phức tạp. Hiện 17-18 địa phương đã có chỉ thị chống dịch ở địa phương, tất cả địa phương đều đã có kế hoạch chống dịch, nhưng như tôi nói là phải biến kế hoạch ấy thành hành động, thành công việc cụ thể trong mỗi giờ, mỗi ngày, mỗi tuần...
6 loại thực phẩm dưới đây vô cùng tốt trong việc giúp bạn loại bỏ chất thừa, đặc biệt là lượng mỡ trong cơ thể. Ngay từ bây giờ bạn hãy tham để biết thực phẩm nào có thể giúp bạn có vóc dáng cân đối trong mùa thu nhé!
Trong khoảng vài thập kỷ gần đây, nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh vữa xơ động mạch (VXĐM) ngày càng tăng nhanh. Đã có nhiều báo cáo coi đây là “đại dịch” của thế giới bởi sự thường gặp và những biến chứng cùng với hậu quả nặng nề do bệnh để lại đối với người bệnh và xã hội. Vậy các thuốc phòng ngừa các biến chứng này đã được sử dụng như thế nào?
Mặc dù được truyền thông và điều trị tích cực nhưng số bệnh nhân mắc và tử vong do bệnh tay - chân - miệng vẫn ngày một tăng, bản đồ dịch tễ bệnh cũng ngày một lan rộng. Con số mắc được Cục Y tế dự phòng báo cáo đã lên đến 32.500 ca và vẫn tiếp tục tăng từng ngày, số địa phương có bệnh tay - chân - miệng là 52 tỉnh, thành nhưng vẫn không ngừng mở rộng. Hiện nay, dịch bệnh không chỉ bùng phát ở trẻ nhỏ mà đã xuất hiện trường hợp người lớn nhiễm bệnh này. Để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, đây là thời điểm mỗi người, mỗi nhà cần tuyên chiến với căn bệnh này, trong đó biết cách phòng bệnh là khâu then chốt.
Bệnh nhân tăng huyết áp càng lâu ngày thì việc điều trị càng phức tạp do tình trạng kháng thuốc. Giải pháp phối hợp thuốc đang được bác sĩ đặt ra cho nhóm đối tượng bệnh nhân này.
(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn, địa hình phức tạp, giao thông không thuận lợi, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao đã ảnh hưởng tới vấn đề suy dinh dưỡng trẻ em (SDDTE) trên địa bàn huyện.
Rễ cỏ tranh là bộ phận dùng làm thuốc từ cây cỏ tranh. Cây cỏ tranh là loại cỏ sống lâu năm. Lá mọc thẳng đứng, phiến lá xanh. Cụm hoa hình chùy, có nhiều bông nhỏ, phủ đầy lông mềm và dài màu trắng. Quả thóc nằm trong các mày như vỏ trấu. Cây mọc hoang khắp nơi trong cả nước. Rễ cỏ tranh mặt ngoài màu trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt mang các lá vẩy và rễ con. Khi làm thuốc, đào lấy thân rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rửa sạch đất cát, tuốt bỏ sạch bẹ, lá và rễ con, thái nhỏ.