Cảm mạo, dân gian thường gọi là “thương phong”, là một trong những bệnh ngoại cảm hay gặp nhất, bốn mùa đều có đặc biệt là vào mùa hè thời tiết nắng nóng. Cảm mạo có 2 nguyên nhân chính: do phong hàn thử thấp nhiễm vào cơ thể làm cho các chức năng sinh lý bị rối loạn, trở trệ, không giữ được ở trạng thái cân bằng bình thường; do nguyên khí của cơ thể bị suy yếu, sức đề kháng của cơ thể yếu từ đó sinh bệnh. Sau đây là các thể bệnh thường gặp và bài thuốc Đông y điều trị thích hợp. Cảm mạo thể phong hàn: Người bệnh

 

Cảm mạo thể phong hàn: Người bệnh có biểu hiện người lạnh, chân tay lạnh, đau mỏi toàn thân, hắt hơi sổ mũi. Tiết nhiều đờm và dịch. Da khô ớn lạnh muốn nằm. Người rét run, huyết áp có thể thấp hơn bình thường. Phép điều trị: ôn trung, tán hàn, giải cảm. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1:

phòng phong 10g, kinh giới 16g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, xuyên khung 10g, bạc hà 10g, bạch truật 12g, thương nhĩ 12g, cam thảo 10g, ngải diệp 12g.

Bài 2: cúc hoa 10g, thương nhĩ 12g, sài hồ 12g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, thổ phục linh 16g, tang ký sinh 16g, độc hoạt 12g, tế tân 10g, bạch chỉ 10g, tía tô 16g, trần bì 10g, bạch truật 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 3: xuyên khung 12g, bạch chỉ 10g, hà thủ ô 12g, tế tân 10g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, bạch truật 12g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, tất bát (lá lốt) 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, cam thảo 10g, trần bì 10g, sinh khương 6g.

Cảm mạo thể phong nhiệt: Người bệnh sốt cao, sợ gió, sợ lạnh, đau đầu, đau mình mẩy. Ho, đau họng, mắc đờm, đờm dính, mũi tắc, hơi thở nóng, khát nước, mạch phù sác. Phép trị: thanh nhiệt, trừ phong, giải cảm. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: ngân hoa 10g, liên kiều 10g, bạch mao căn 16g, sinh địa 12g, tang diệp 16g, lá tre 16g, đương quy 16g, sâm hành 16g, cam thảo 10g, tía tô 16g.

Bài 2: rau má 16g, cát căn 16g, sa sâm 12g, quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, tang bạch bì 16g, kinh giới 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 10g, tía tô 16g, trần bì 10g, cam thảo 12g.

Bài 3: cát căn 16g, tía tô 16g, tang diệp 16g, lá tre 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 10g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, trần bì 10g, cam thảo 10g, đại táo 10g, cát cánh 12g, tang bì 16g.

Cảm thử:

Người bệnh mồ hôi ra nhiều, ra liên tục. Hoa mắt, chóng mặt thở nông, người chao đảo, nôn nao. Do nắng nóng quá mức, khát nhiều, uống nhiều. Tuyến mồ hôi mất chức năng thu liễm làm cho tân dịch thoát ra ngoài quá mức. Cơ thể lâm vào tình trạng bị thoát dương, mạch nhanh, huyết áp tụt. Phép trị là hồi dương, cố biểu, giải cảm thử. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: bạch biển đậu 16g, cát căn 16g, hương nhu 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, mẫu lệ (chế) 12g, ngân hoa 12g, thương nhĩ 12g, đại táo 10g, cam thảo 12g, sinh khương 6g.

Bài 2: hoài sơn 16g, sơn thù 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, thủ ô chế 12g, biển đậu 16g, cát căn 16g, đương quy 12g, mẫu lệ chế 12g, quế 8g, cam thảo 12g, phòng sâm 12g, củ đinh lăng 16g.

Gia giảm: - Nếu còn nôn gia bán hạ 10g, hậu phác 10g, sinh khương 8g.

- Huyết áp còn thấp gia: nhân sâm 12g, gừng tươi 8g.

- Đau mỏi các khớp gia: nam tục đoạn 16g, kinh giới 12g, ngũ gia bì 16g, đỗ trọng 12g, tang ký sinh 16g.

Sắc thuốc ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.        

                                                                         Theo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục