(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (Công an tỉnh), từ đầu năm 2010 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 7 vụ án mạng nghiêm trọng do người tâm thần gây ra. Đau lòng và bi kịch hơn cả khi nạn nhân thiệt mạng đều là cha mẹ đẻ, con ruột, anh - chị em ruột, người thân của hung thủ. Thực trạng này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo để cả xã hội quan tâm.

 

Những vụ án đau lòng  

Đầu năm 2010, huyện Lạc Sơn xôn xao vì một vụ án giết người gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tại xã Phúc Tuy. Đó là vào sáng ngày 5/1/2010, Bùi Văn Tuyền (SN 1982, trú quán tại xã Phúc Tuy, huyện Lạc Sơn) vác dao chạy ra đường tìm người để chém. Lúc này, Tuyền gặp anh Bùi Văn Thạch và anh Bùi Văn Dửng (đều là hàng xóm của Tuyền). Tuyền đã dùng dao lao vào chém nhiều nhát làm anh Bùi Văn Thạch tử vong tại chỗ và anh Bùi Văn Dửng bị thương nặng. Tất cả người thân, hàng xóm đều quá bàng hoàng, ngỡ ngàng vì biết Tuyền có những dấu hiệu bất thường về thần kinh nhưng từ trước đến nay  chưa bao giờ phá phách, đánh đập ai cả.  

12h ngày 9/6/2010 là một buổi trưa kinh hoàng, khó quên đối với người dân xóm ổ Gà 1, xã Đông Lai (Tân Lạc) khi Bùi Văn Tiến (SN 1979, trú quán tại xóm ổ Gà 1, xã Đông Lai, huyện Tân Lạc) đã điên cuồng dùng dao chém nhiều nhát vào người, vào cổ vợ là chị Bùi Thị Diệp (SN 1981) làm chị tử vong. Đau đớn và thương tâm hơn khi lúc này chị Diệp đang mang thai được 7 tháng, sắp chờ ngày sinh nở...  

Vụ án kinh hoàng chồng giết vợ chưa kịp lắng xuống, đến ngày 21/8/2010, tại xóm Khướng 2 (xã Bình Hẻm, Lạc Sơn), Quách Văn Hợp (SN 1979) đã dùng búa đập nhiều nhát vào đầu  bố đẻ là ông Quách Văn Phơ, làm ông  chết tại chỗ. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, từ lâu, Hợp đã có những biểu hiện bất bình thường về tinh thần và trước khi dùng búa sát hại bố, Hợp đã uống rượu.

Đến tháng 11/2010, tại xã Cun Pheo (Mai Châu) lại xảy ra một vụ bệnh nhân tâm thần giết mẹ với các tình tiết đáng suy ngẫm. Hai mẹ con Lường Văn Nhiếu và Đinh Thị Thẳm sống trong ngôi nhà nhỏ tại xóm Mượt, xã Cun Pheo. Khoảng 18h ngày 9/11/2010, Lường Văn Nhiếu (SN 1975) đã dùng dây trói tay chân bà Đinh Thị Thẳm rồi dùng dao chém chết bà. Sau đó, Nhiếu vùi xác mẹ vào trong đống chăn. Vụ việc chỉ được phát hiện 9 ngày sau khi thi thể bà Thẳm bốc mùi. Những người hàng xóm kể lại có nghe thấy tiếng bà Thẳm kêu hét nhưng nghĩ không có gì nghiêm trọng vì biết gia đình có anh Nhiếu bị tâm thần vẫn thường xuyên la hét như vậy nên đã không đến nhà bà Thẳm khi sự việc xảy ra.  

Gần đây nhất, đầu tháng 7/2011, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra vụ một người đàn ông có dấu hiệu bị tâm thần vứt đứa con hơn 2 tuổi xuống ao khiến đứa bé bị chết đuối, sau đó quay sang đốt cháy trụi ngôi nhà sàn và chiếc xe máy của gia đình. Hiện, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh đang phải đưa bị can này đi giám định tâm thần trước khi có kết luận, hướng giải quyết vụ việc.  

Như vậy, chỉ trong vòng hơn một năm, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 7 vụ người tâm thần gây án làm 7 người thiệt mạng, 1 người bị thương, bị thương 11 con trâu... Ngoài ra, bệnh nhân tâm thần đã có nhiều hành động đốt nhà, đốt xe, đập phá đồ đạc... gây thiệt hại nặng nề về vật chất.  

Trách nhiệm thuộc về ai? 

Trao đổi về vấn đề này, thượng tá Nguyễn Thành, Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Công an tỉnh) trăn trở: Từ lâu, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện các vụ trọng án mà hung thủ có nhiều dấu hiệu của bệnh tâm thần và sau đó qua giám định  đã kết luận là hung thủ bị bệnh tâm thần. Đặc biệt, từ đầu năm 2010 đến nay, số vụ án mạng do bệnh nhân tâm thần gia tăng với tính chất nghiêm trọng. Tuy nhiên hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn diễn ra phổ biến tình trạng bệnh nhân tâm thần sống chung với cộng đồng dân cư và chưa được quản lý chặt chẽ. Đây là một thực tế rất đáng quan ngại!  

Theo Luật Tố tụng hình sự, cơ quan luật pháp sẽ ra quyết định tạm đình chỉ điều tra  bị can hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi và ra quyết định điều trị bắt buộc đối với bệnh nhân tâm thần can án nhưng không đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, có hành vi gây nguy hiểm cho bản thân và xã hội. Những bệnh nhân này phải được quan giám định pháp y tâm thần xác định bệnh. Những bệnh nhân bị tâm thần nhẹ, sau khi được điều trị khỏi bệnh có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về vụ việc đã gây ra.  

Tuy nhiên, trước mắt để giảm thiểu tình trạng này cần có biện pháp quản lý chặt chẽ người bệnh tâm thần. Khi phát hiện người có những biểu hiện bất thường về thần kinh cần đưa đi khám để theo dõi, quản lý, điều trị kịp thời. Đặc biệt lưu ý, không cho bệnh nhân tâm thần sử dụng các chất kích thích như bia, rượu và không để cho bệnh nhân tâm thần bị những tác động mạnh về tâm lý.  

                                                                     

                                                                       Dương Liễu

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục