Tình hình bệnh tay - chân - miệng đã có chiều hướng giảm.
Vừa qua, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn tại điểm cầu Hà Nội, Bộ Y tế đã họp trực tuyến với 8 địa phương trọng điểm về bệnh tay - chân - miệng (TCM). Tại cuộc họp, các địa phương cùng các chuyên gia đều cho rằng chưa cần thiết phải công bố dịch TCM…
Ngay khi bắt đầu hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đã yêu cầu các tỉnh trọng điểm khu vực phía Nam là TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa VũngTàu, Bến Tre, Tiền Giang và 2 tỉnh thành phía Bắc là TP. Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa báo cáo tình hình bệnh TCM để Bộ Y tế xem xét kỹ trước khi quyết định công bố hay không công bố dịch. Tại điểm cầu TP. Hồ Chí Minh, TS.BS. Phạm Việt Thanh, Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, cho biết, bệnh TCM bùng phát tại thành phố vào cuối tháng 3 và đỉnh cao nhất của bệnh là tuần thứ 23-25, với hơn 500 ca mắc/ tuần; ngày có số mắc nhập viện cao nhất lên đến 101 ca/ngày; bệnh tập trung ở quận 7, quận 8, Bình Tân và quận Tân Phú... Tuy nhiên, hiện nay bệnh có xu hướng giảm, còn khoảng 230 ca/tuần. Trong 4 ngày gần đâynhất, mỗi ngày chỉ còn 50 ca nhập viện. Cũng theo BS Thanh, để chủ động và nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống bệnh TCM, TP. Hồ Chí Minh đã xuất trên 20 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị, máy thở, dịch truyền và cấp xuất đến thời điểm này khoảng 70 tấn chloramin B cho các quận, huyện. “Từ thực tế của bệnh TCM, chúng tôi nhận thấy, bệnh đang có xu hướng giảm. Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế và các bệnh viện đã họp xem xét và nhận thấy TP.Hồ Chí Minh chưa phải công bố dịch. Trên cơ sở đó, Sở đã báo cáo UBND thành phố và UBND cũng quyết định chưa công bố dịch”- bác sĩ Phạm Việt Thanh cho biết.
Đại diện tỉnh Đồng Nai, địa phương có số ca mắc TCM nhiều thứ hai ở khu vực phía Nam (sau TP.Hồ Chí Minh) với 3.681 ca mắc, 17 trường hợp tử vong cho biết, mấy tuần trước đây, ngày nhiều nhất toàn tỉnh có tới 50 trường hợp mắc bệnh, nay số ca mắc đã giảm một nửa nên tỉnh chưa có chủ trương công bố dịch. Ngoài ra, Đồng Nai cũng đã tạm trích kinh phí trên 1 tỷ đồng để bước đầu phục vụ công tác phòng chống dịch TCM tại địa phương.
Theo báo cáo của Bộ Y tế đến ngày 23/8, cả nước đã ghi nhận trên 35.623 trường hợp mắc bệnh TCM tại 59 tỉnh, thành phố, trong đó đã có 83 ca tử vong tại 17 tỉnh, thành...Số mắc gia tăng liên tục từ tháng 5/2011, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam, miền Trung và một số tỉnh miền Bắc. Để chủ động phòng chống bệnh TCM cho trẻ em, chiều ngày 22/8 Bộ Y tế đã ra thông điệp truyền thông phòng, chống bệnh TCM. |
Tuyệt đối không được lơ là và coi
thường diễn biến phức tạp của dịch TCM trong thời gian tớiLà một trong những bệnh viện tham gia điều trị bệnh TCM của khu vực phía Nam, đại diện Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho rằng, phác đồ điều trị bệnh TCM do Bộ Y tế ban hành mới đây thích ứng cho công tác điều trị. Tuy nhiên, ngay trong ngày 19/8, Sở Y tế thành phố đã điều động chuyên gia của các Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2 và Bệnh viện Nhiệt đới để họp và lên phương án sẵn sàng ứng phó với tình hình khẩn cấp khi bệnh nhân mắc TCM có thể gia tăng hơn nhiều lần so với hiện nay. Cũng theo đại diện Bệnh viện Nhi Đồng 1, với kinh nghiệm điều trị, Bệnh viện Nhi Đồng 1 phối hợp với BV Nhi Đồng 2 sẽ tiếp tục tập huấn sâu về điều trị bệnh cho các cán bộ y tế chuyên khoa cả nước về điều trị bệnh TCM.
Phân tích của PGS.TS. Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW tại cuộc họp cho biết, trong 182 mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại Viện từ đầu năm đến nay có 40% dương tính với chủng EV71 và chủng virut EV71 ghi nhận ở Việt Nam từ trước đến nay vẫn là phân týp từ C1 đến C5 chưa có sự biến đổi virut học. Bên cạnh đó chúng ta cũng cơ bản kiểm soát được bệnh TCM. “Đối chiếu với Quyết định 64 của Thủ tướng thì tình hình hiện nay về bệnh TCM chưa đủ điều kiện để công bố dịch” - Viện trưởng Nguyễn Trần Hiển khẳng định.
Các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc bệnh tay - chân - miệng tại BV Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Tuân Nguyễn |
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn nhất trí với ý kiến của các địa phương có số mắc TCM cao, hiện chưa có địa phương nào có đủ điều kiện để công bố dịch TCM trên địa bàn và yêu cầu các địa phương thực hiện báo cáo giám sát tình hình dịch TCM hằng ngày theo quy định công tác phòng chống dịch nhóm B; tuyệt đối không được lơ là và coi thường trước diễn biến hết sức phức tạp cả về tính chất và quy mô, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát thành dịch lớn trong thời gian tới. Từ thực tế của công tác phòng chống dịch, Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn cho biết, chính quyền các địa phươngtrọng điểm về bệnh TCM đã dành kinh phí, đã cùng vào cuộc với ngành y tế tham gia phòng, chống bệnh. Tuy nhiên các địa phương cũng cần thực hiện nghiêm tinh thần Nghị quyết 18 của Quốc hội về việc phải dành kinh phí ít nhất 30% ngân sách cho công tác y tế dự phòng, có như thế mới nâng cao hiệu quả của công tác y tế dự phòng.
Thông điệp truyền thông phòng, chống bệnh TCM TCM là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh do virus EV71 gây ra, hiện chưa có vaccin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Để chủ động phòng bệnh cho trẻ, cần thực hiện các biện pháp sau:
1. Trẻ ốm phải được nghỉ học và không tiếp xúc với trẻ khác. Tránh làm vỡ các nốt phỏng của trẻ. Thu gom xử lý phân bằng chloramin B, vôi bột hoặc tro bếp. Luộc sôi hoặc ngâm dung dịch cholramin B (0,5%) quần áo, tã lót của trẻ trước khi giặt 2. Cho trẻ ăn chín, uống chín. Không ăn chung thìa bát. 3. Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch. Không để trẻ mút tay và đưa đồ chơi lên miệng. 4. Người chăm sóc trẻ phải rửa tay nhiều lần trong ngày, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ. Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường hoặc chloramin B. 5. Khi thấy trẻ sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị. |
Theo thống kê sơ bộ từ các bệnh viện, trung tâm nghiên cứu tâm lý, hiện nay, số trẻ em bị rối loạn và chậm phát triển ngôn ngữ trên cả nước đã lên tới vài nghìn trường hợp. Điều đáng nói là số lượng trẻ mắc phải các rối loạn này ngày càng gia tăng, nhất là ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh do bố mẹ bận việc, ít có thời gian chăm sóc trẻ. Rối loạn ngôn ngữ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp mà còn ảnh hưởng đến việc học viết, tiếp thu kiến thức ở trường và trong đời sống sau này của trẻ.
Cua đồng là món ăn dân dã quen thuộc của người Việt Nam và là món ăn được ưa chuộng trong những tháng cuối hè, đầu thu - thời điểm cua béo nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn nhiều.
Cảm mạo, dân gian thường gọi là “thương phong”, là một trong những bệnh ngoại cảm hay gặp nhất, bốn mùa đều có đặc biệt là vào mùa hè thời tiết nắng nóng. Cảm mạo có 2 nguyên nhân chính: do phong hàn thử thấp nhiễm vào cơ thể làm cho các chức năng sinh lý bị rối loạn, trở trệ, không giữ được ở trạng thái cân bằng bình thường; do nguyên khí của cơ thể bị suy yếu, sức đề kháng của cơ thể yếu từ đó sinh bệnh. Sau đây là các thể bệnh thường gặp và bài thuốc Đông y điều trị thích hợp. Cảm mạo thể phong hàn: Người bệnh
HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961 -10/8/2011), 18 giờ ngày 20/8, Ban chỉ đạo Phát hành xổ số đặc biệt tỉnh tổ chức lễ quay số mở thưởng giải xổ số đặc biệt ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/Dioxin.
(HBĐT) - Xác định thực hiện tốt chính sách dân số sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT – XH tại địa phương, các cấp ủy, chính quyền, ngành, đoàn thể xã Vạn Mai (Mai Châu) luôn coi công tác DS-KHHGĐ là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch hoạt động của mình.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Văn Bình, người phát ngôn về dịch tay chân miệng, đã cho biết như thế trong cuộc trao đổi với chúng tôi chiều 19/8.