Rửa sạch và hong khô mới là cách giữ vệ sinh hiệu quả.

Rửa sạch và hong khô mới là cách giữ vệ sinh hiệu quả.

Tráng bát bằng nước nóng trước khi ăn là thói quen của nhiều người để đảm bảo vệ sinh đồ dùng ăn uống. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh khác nhau, không ít người lựa chọn giải pháp tráng bằng nước đun sôi để nguội hay nước canh, nước luộc rau.

Nước sôi - Mới chỉ là điều kiện cần

 

PGS.TS Đinh Duy Kháng, trưởng phòng Vi sinh vật phân tử, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam cho biết, mục đích của việc nhúng nước sôi cho đồ dùng ăn uống là để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh đường ruột như vi khuẩn tả, vi khuẩn salmonella, khuẩn gây độc tố tụ cầu vàng... 

 

Cách làm này có thể loại trừ khá tốt các loại vi khuẩn này, tuy nhiên cần phải chú ý đến điều kiện nhiệt độ nước và thời gian tiếp xúc. Một điều may mắn là các vi khuẩn chết ở nhiệt độ trên 100oC thường không phải vi khuẩn gây bệnh thực phẩm. Vi khuẩn đường ruột đa số là các loại vi khuẩn yếu, có thể tiêu diệt ở nhiệt độ gần tới 100oC. Tuy nhiên, để thực sự có hiệu quả diệt khuẩn thì thời gian tiếp xúc phải đủ lâu.

 

GS.TS Phùng Đắc Cam, trưởng phòng Nghiên cứu Vi khuẩn đường ruột, Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ khẳng định, việc sử dụng nước đun sôi để tráng vi khuẩn về mặt khoa học là không có ý nghĩa mà chỉ có tác dụng trấn an tâm lý.

 

Bởi với nhiều loại vi khuẩn để tiêu diệt cần có hai yếu tố là nhiệt độ cao cũng như thời gian đủ lâu. Ví dụ, với nước đang sôi (tức nhiệt độ sôi gần 100 độ C) thì bạn chỉ cần 5 phút là vi khuẩn chết, nhưng với nước đã đun sôi và vẫn nóng khoảng 60oC thì cần đến 30 phút.

 

Nước nguội - Vô tác dụng

  
GS.TS Phùng Đắc Cam cho biết thêm nước đun sôi 100oC diệt được vi khuẩn nhưng khi để nguội trên 2 giờ bắt đầu đã có vi khuẩn xâm nhập và sau 24 giờ thì lượng vi khuẩn tăng lên rất nhiều. Do vậy, việc tráng đồ dùng ăn uống bằng nước đun sôi để nguội là vô tác dụng, thậm chí có thể tiềm ẩn nguy cơ bị nhiễm khuẩn ngược lại.

 

Bản thân nước đun sôi để nguội nếu bảo quản không tốt, ví dụ như không cho vào bình chứa đậy kín mà để trong nồi, múc bằng cốc hay bát cầm tay hoặc cho vào bình nhưng mở nắp...

 

Với những trường hợp này nước sôi để nguội sẽ bị nhiễm khuẩn từ các vật dụng cũng như tay người đưa vào. Khảo nghiệm thực tế đã cho thấy sự có mặt của các loại vi khuẩn như E.coli trong nước sôi để nguội.

 

TS. Vương Tuấn Anh, khoa Vi khuẩn, Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ, chủ nhiệm đề tài về nước đun sôi để nguội nhiễm bẩn cũng cho hay, thông thường nếu nước đun sôi để nguội cho vào bình sạch có nắp đậy, vòi xả sẽ tránh được tình trạng tái nhiễm khuẩn.

 

Tuy nhiên, nếu bảo quản không sạch thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ rất cao, nhất là vùng nông thôn có trẻ nhỏ cho tay khuấy hoặc đưa cốc vào múc nước. Nước sôi để nguội lâu dễ xảy ra tình trạng rêu, nấm mốc và vi khuẩn nên hoàn toàn có thể khiến cho đồ dùng ăn uống của bạn tăng thêm nguy cơ nhiễm khuẩn.

 

Các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất vẫn nên rửa sạch đồ dùng sau khi ăn và để ráo hoặc sấy khô. Đối với đồ ăn chỉ nên ăn chín uống sôi.

 

Đặc biệt, đối với các đồ dùng để đựng thức ăn ở nhà hàng chắc chắn sẽ không rửa sạch bằng ở nhà mà chỉ ở mức độ tương đối do nhiều yếu tố khác nhau. Vì thế, nếu ăn ở hàng nên dùng các món đang nóng sôi sẽ đảm bảo an toàn hơn.

 

 

                                                    Theo Khoahoc&doisong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc quan tâm chăm sóc sức khỏe cho chị em phụ nữ.

Bệnh tay - chân - miệng có chiều hướng chững lại: Chưa đủ điều kiện để công bố dịch

Vừa qua, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn tại điểm cầu Hà Nội, Bộ Y tế đã họp trực tuyến với 8 địa phương trọng điểm về bệnh tay - chân - miệng (TCM). Tại cuộc họp, các địa phương cùng các chuyên gia đều cho rằng chưa cần thiết phải công bố dịch TCM…

Trastuzumab – tăng cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư dạ dày

“Liệu pháp trúng đích phân tử trong điều trị ung thư dạ dày” là tên cuộc Hội thảo do Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư quốc gia và tập đoàn Roche (Thụy sỹ) tổ chức vừa diễn ra tại Hà Nội. Cuộc Hội thảo đã lần đầu tiên giới thiệu liệu pháp Trastuzumab - Liệu pháp điều trị mới cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa có HER2 dương tính nhằm kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư dạ dày.

Amíp “ăn não” là loại ký sinh trùng gì?

Tại Mỹ đã phát hiện một số trường hợp tử vong do nhiễm loại ký sinh trùng amíp “ăn não” xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi từ nguồn nước bẩn. Đây là một bệnh hiếm gặp nhưng cũng cần cảnh báo để phòng ngừa.

Có thêm 10 ca mắc mới bệnh tay - chân - miệng

(HBĐT) - Theo Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, tính đến ngày 21/8, toàn tỉnh có 359 trường hợp có dấu hiệu lâm sàng với bệnh tay -chân - miệng. Trong đó, số mắc bệnh là 319 trường hợp, trong đó có 18 trường hợp xét nghiệm dương tính với virus EV71 gây bệnh tay - chân - miệng, tăng 86 người mắc bệnh so với ngày 15/8.

Cao Phong tăng cường chiến dịch SKSS/KHHGĐ

(HBĐT) - Với mục tiêu nâng tỷ lệ cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, phát hiện và điều trị bệnh lây nhiễm qua đường sinh sản…, chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân có mức sinh cao, vùng khó khăn ở Cao Phong được đẩy mạnh và đạt được hiệu quả cao.

Đề phòng trẻ bị rối loạn và chậm phát triển ngôn ngữ: Hãy tắt ti vi

Theo thống kê sơ bộ từ các bệnh viện, trung tâm nghiên cứu tâm lý, hiện nay, số trẻ em bị rối loạn và chậm phát triển ngôn ngữ trên cả nước đã lên tới vài nghìn trường hợp. Điều đáng nói là số lượng trẻ mắc phải các rối loạn này ngày càng gia tăng, nhất là ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh do bố mẹ bận việc, ít có thời gian chăm sóc trẻ. Rối loạn ngôn ngữ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp mà còn ảnh hưởng đến việc học viết, tiếp thu kiến thức ở trường và trong đời sống sau này của trẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục