Hôm qua, chị Minh Nguyệt đã cung cấp toàn bộ giấy tờ, hóa đơn liên quan đến việc khám chỗ BS Tuấn cho Ban giám đốc BV Bình Dân.
Trước sự việc bác sĩ tự ý bán “viên thuốc” giá 14 triệu đồng cho bệnh nhân mà báo chí phản ánh, ngày 25/8, Ban giám đốc Bệnh viện Bình Dân đã ra quyết định tạm ngưng công tác bác sĩ Nguyễn Ngọc Tuấn.
Tiếp xúc với chúng tôi, bác sĩ (BS) Nguyễn Chí Hùng - Giám đốc BV Bình Dân - cho biết: “Liên quan đến vụ việc báo phản ánh, Ban giám đốc BV đã có cuộc họp vào sáng nay (26/8 - PV) và quyết định tạm ngưng công tác BS Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa để làm rõ. Chúng tôi rất mong báo chí tập hợp những thông tin người bệnh phản ánh cung cấp cho phía BV. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe người bệnh phản ánh, nhằm có thêm cơ sở, chứng cứ cho việc xử lý”.
Lãnh đạo BV cũng ra thông báo về việc tạm ngưng công tác BS Tuấn, đồng thời cử BS khác điều hành khoa Nội soi tiêu hóa.
Thêm nhiều người bệnh lên tiếng
Trong khi đó, hôm qua tiếp tục có thêm bệnh nhân phản ánh với tòa soạn về việc bị BS Tuấn “ép” uống viên nang nội soi. Anh Lê Việt Thắng (nhà ở Q.Phú Nhuận, TPHCM) kể: “Tôi bị đau bụng, đến khám ở BV Bình Dân hôm 3/6. Sau khi nội soi xong theo chỉ định của BS khám ban đầu, thì BS Tuấn bảo ruột của tôi viêm hơi nặng nên cần uống viên nang nội soi. Tôi cũng sợ nên mua viên nang 13 triệu đồng. Hôm sau, khi có kết quả, BS Tuấn cũng ghi cho tôi toa thuốc, mà không hề bảo tôi quay lại BS khám ban đầu. Tôi thấy rất bất thường từ việc công ty vào BV thu tiền; lúc bảo tôi uống viên nang thì BS Tuấn nói có vẻ như bệnh của tôi ghê gớm lắm, nhưng khi uống viên nang xong rồi thì BS Tuấn chẳng nói gì nhiều về bệnh”.
Chị Quy Thị Yến (43 tuổi, nhà ở Q.Thủ Đức), vào BV hôm 20 và 21/7 thì trong túi có 4 triệu đồng, phải mượn người thân mới đủ mua viên nang 14 triệu đồng. “Tôi đóng tiền tại phòng nội soi của BS Tuấn. Mua uống xong, hôm sau có kết quả, BS Tuấn bảo không sao đâu, rồi cho toa thuốc nói tôi về uống, khỏi quay lại BS khám ban đầu. Lúc đó, tôi thấy BS Tuấn sao mà sốt sắng quá, nên còn “bồi dưỡng riêng” cho BS Tuấn nữa. Hôm 25/6, gia đình tôi đọc báo mới rõ ra mọi chuyện. Giờ nghĩ lại, thấy tiếc cho số tiền hơn 17 triệu đồng của đợt khám bệnh”.
Giá thực của “viên thuốc” là bao nhiêu?
“Hằng ngày BV chúng tôi cho đọc thông báo để người bệnh biết là không được đóng tiền cho bất kỳ ai, mà nộp tiền cho hệ thống tài chính của BV ở bàn thu tiền, việc này nhằm tránh tình trạng người bệnh bị lừa gạt đã có xảy ra tại BV. Việc cho thu tiền không qua tài chính của BV khi người bệnh mua viên nang nội soi chỗ khoa BS Tuấn là hoàn toàn sai. Chúng tôi sẽ làm việc với bộ phận tài chính để làm rõ”, BS Nguyễn Chí Hùng - Giám đốc BV Bình Dân, khẳng định.
Tuy nhiên, điều cần làm rõ thêm là vì sao Công ty TNHH KT Đồng Minh (trụ sở tại P.15, Q.10), nhà cung cấp viên nang này, lại được nhiều ưu ái của BS Tuấn như vậy? Vì sao cùng sản phẩm viên nang nhưng phiếu thu tiền người bệnh lúc thì 13 triệu đồng, lúc 13,5 triệu đồng và lúc 14 triệu đồng. Vậy giá trị thực của viên nang này là bao nhiêu? Ngoài ra, bệnh nhân Lê Việt Thắng (Q.Phú Nhuận) cũng đặt nghi vấn: “Tại sao BS Tuấn có ghi tờ giấy chỉ định cho tôi uống viên nang, nhưng sau khi tôi đóng tiền mua rồi thì tờ giấy này được thu lại?”.
Cũng trong hôm qua, người thân của bệnh nhân Lê Minh Nguyệt đã trực tiếp đến BV Bình Dân gặp BS Tuấn yêu cầu phải trả lại tiền và xảy ra to tiếng tại BV.
Với mong muốn có làn da trắng đẹp, căng mịn, nhiều chị em đã không tiếc tiền triệu để săn lùng các sản phẩm dưỡng da chăm sóc sắc đẹp. Đánh đúng vào tâm lý này, thời gian gần đây, trên các trang mạng rầm rộ quảng cáo rao bán các sản phẩm được gọi là “huyết thanh vitamin C” có khả năng làm trắng da trong thời gian ngắn. Nhiều người đã lựa chọn những sản phẩm này và tự ý tiêm thẳng vào tĩnh mạch mà không lường hết những hậu quả có thể xảy ra cho tính mạng của mình…
Dùng phương pháp kích thích tạo noãn vì muốn nhanh có con, sản phụ 21 tuổi mang 4 thai nhi, đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM) phẫu thuật lấy con thành công.
Cơ thể sản sinh ra hơn 75 loại hoóc-môn và những chị em có nồng độ hoóc-môn cao trong cơ thể trông sẽ trẻ hơn nhiều so với những người cùng lứa tuổi nhưng nồng độ hoóc-môn thấp hơn.
(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Ngọc, Chi cục trưởng Chi cục DS/ KHHGD tỉnh cho biết: Theo điều tra của Bệnh viện Nhi Trung ương về bệnh thiếu máu huyết tán Thalassemia tại 3 xã Vĩnh Đồng, Nam Thượng, Đú Sáng (Kim Bôi) năm 2009, số trẻ mắc bệnh thiếu máu huyết tán ở trẻ em cao hơn hẳn so với các tỉnh khác, đặc biệt là dân tộc Mường có tới 23% nam, nữ vị thành niên, thanh niên tiềm ẩn gen gây bệnh.
(HBĐT) - Ngày 24/, đoàn kiểm tra giám sát của Sở Y tế đã giám sát công tác phòng - chống, điều trị bệnh tay – chân- miệng trên địa bàn huyện lạc Thủy.
Trong khi ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật chưa được cải thiện thì phân tích của cơ quan chức năng cho thấy số vụ ngộ độc do độc tố tự nhiên và hóa chất tăng.