Phân tích thuốc trong phòng pha chế tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: NGUYỄN THẠNH

Phân tích thuốc trong phòng pha chế tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: NGUYỄN THẠNH

Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM vừa đưa vào hoạt động phòng pha chế thuốc đạt chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, bảo đảm được chất lượng, tác dụng điều trị của thuốc, an toàn cho cả người bệnh và thầy thuốc

 

 Phóng viên: Có thể xem đây là một mô hình tiên phong, hết sức cần thiết trong hoạt động điều trị hiện nay, thưa bác sĩ?

- Bác sĩ Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy: Phòng pha chế thuốc này do Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp Tập đoàn Dược phẩm Baxter thiết kế chuẩn bị từ năm 2006 và mới triển khai xây dựng trong năm 2011 với tổng giá trị đầu tư hơn 1 tỉ đồng. Cơ sở bố trí trong diện tích gần 100 m2, nhân sự gồm một dược sĩ cao cấp và 3 nhân viên làm việc. Đây là phòng pha chế sạch đạt tiêu chuẩn của Mỹ (Ferderal Standard No.209E và tiêu chuẩn ISO 14644-1).
Theo thiết kế, nó là một hệ thống phòng kín được vận hành thông qua hệ thống trang thiết bị hiện đại nhằm bảo đảm quá trình luân chuyển khí luôn đi một chiều, bảo đảm lượng bụi trong không khí ở mức thấp nhất (ISO-7) và tránh gây bẩn trong quá trình pha chế thuốc. Quy trình chuẩn trong pha chế thuốc tại đây bảo đảm tuân thủ hướng dẫn “Dược lâm sàng của Mỹ” và nguyên tắc “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GPP).

Ở nước ngoài, việc xây dựng những trung tâm pha chế thuốc phục vụ y học, điều trị rất được chú trọng, một trung tâm pha chế thuốc có thể đáp ứng nhu cầu cho bệnh viện vệ tinh. Tại Việt Nam, hiện nay, hầu như chưa có loại trung tâm này và chưa thấy bệnh viện nào áp dụng. Nếu có chăng chỉ là nhỏ, lẻ, chưa bài bản, phục vụ nhu cầu tại chỗ. Thực tế trong nước, hiện việc pha chế thuốc, dịch truyền, đặc biệt là hóa chất trị liệu để điều trị cho bệnh nhân ung thư, còn làm thủ công, chưa bảo đảm điều kiện vô trùng. Điều này rất nguy hiểm cho cả bệnh nhân và thầy thuốc.

* Người bệnh sẽ được hưởng lợi từ phòng pha chế thuốc mang lại?

- Hiện mỗi ngày, chúng tôi tiếp nhận khám điều trị cho khoảng 4.000-5.000 bệnh nhân ngoại trú, chưa kể 2.600-2.700 bệnh nhân nội trú. Phòng pha chế thuốc đạt chuẩn hoạt động trong điều kiện nhiệt độ, áp suất, độ ẩm không khí được kiểm soát chặt chẽ. Việc đưa vào hoạt động phòng pha chế thuốc sẽ đem lại nhiều lợi ích, bảo đảm được chất lượng, tác dụng điều trị của thuốc; an toàn cho cả người bệnh và thầy thuốc, nhân viên y tế; tránh rủi ro bị nhiễm trùng; hạn chế sự phơi nhiễm đối với những người tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên lâu dài với thuốc, đặc biệt, trong quá trình pha trộn thuốc điều trị bệnh ung thư vì loại thuốc này có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên y tế.

Tuy nhiên, hơn hết là tính hiệu quả kinh tế của nó mang lại vì việc pha chế sẽ giúp tận dụng hết lượng thuốc người bệnh sử dụng, không bỏ lãng phí thuốc của họ. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc, dịch truyền với số lượng lớn sẽ san sẻ giữa bệnh nhân này với bệnh nhân khác, giúp giảm chi phí điều trị. Ví dụ lâu nay, nếu một lọ thuốc không sử dụng hết thì phần thuốc còn lại phải bỏ đi, rất lãng phí.
Còn ở đây, sau khi qua công đoạn pha chế, 4 lọ thuốc có thể sử dụng để điều trị cho 5 người bệnh. Với những loại thuốc đặc trị đắt tiền, việc pha chế, chia nhỏ thể tích, đúng tỉ lệ, liều lượng càng rất quan trọng. Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng giúp bệnh viện hướng tới chuẩn hóa quy trình thực hành trong pha chế thuốc nhằm hạn chế tối đa các sai sót trong pha chế, bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân.

* Phòng pha chế thuốc này có thực hiện pha chế dịch vụ cho các bệnh viện khác không, thưa bác sĩ?

- Hiện phòng pha chế mới chỉ có một đơn nguyên, trước mắt đáp ứng nhu cầu trong bệnh viện, đặc biệt cho bệnh nhân ung thư (năm 2010, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận điều trị gần 20.000 lượt bệnh nhân ung thư). Hướng tới, chúng tôi mở thêm một đơn nguyên thứ hai và triển khai đáp ứng cho nhu cầu xã hội.

* Bác sĩ nhận định ra sao về chất lượng dược phẩm trên thị trường hiện nay? Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ làm gì để góp phần nâng cao độ an toàn của dược phẩm hiện nay?

- Theo thống kê của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, mỗi năm, hệ thống kiểm thuốc trong cả nước đã kiểm tra hàng chục ngàn mẫu thuốc. Kết quả cho thấy số lượng thuốc kém chất lượng luôn chiếm từ 2,67% - 3,33% số mẫu kiểm nghiệm. Ngoài ra, tỉ lệ thuốc giả cũng tăng từ 0,09% (năm 2005) lên 0,12% (năm 2009), đó là chưa kể một số thuốc giả do lực lượng công an và quản lý thị trường phát hiện. Hiện nay, vấn đề sử dụng thuốc quá liều, quá ít hoặc không phù hợp diễn ra khá phổ biến, gây hại cho người sử dụng và gây lãng phí tiền của. Nhiều trường hợp, thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn, nặng có thể gây ra dị tật bẩm sinh, tàn tật vĩnh viễn, nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài phòng pha chế thuốc trên, chúng tôi cũng vừa thành lập một trung tâm chuyên theo dõi phản ứng có hại của thuốc để cảnh báo khuyến nghị cấp thiết cho ngành.

Cần nhân rộng mô hình

Theo tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), tình trạng pha chế thuốc thủ công đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng điều trị. Bộ Y tế đã cấm tất cả các cơ sở y tế pha chế thuốc, dịch truyền không bảo đảm chất lượng. Việc đưa vào vận hành phòng pha chế thuốc là bước ngoặt nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh, hạn chế tối đa các sai sót trong pha chế thuốc, an toàn cho người pha chế, môi trường... Tiến sĩ Khuê cho rằng mô hình này cần được nhân rộng trong các cơ sở y tế.

 
Theo NguoiLaoDong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các hộ dân khu tái định cư xóm 10, xã Sủ Ngòi (TPHB), phải dùng nước giếng khoan không đảm bảo vệ sinh cho sinh hoạt hàng ngày.

Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm dịp tết Trung thu tại Kỳ Sơn, Lương Sơn

(HBĐT) - Từ ngày 5-7/9, đoàn kiểm tra liên ngành số 1 gồm các đơn vị: Chi cục QLTT, Chi cục VSATTP, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản và Công an tỉnh đã tiến hành kiểm tra chất lượng VSATTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trong dịp tết Trung thu trên địa bàn 2 huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn.

Giá thuốc “trên trời” tại phòng khám chữa 1 lần là khỏi

Không hóa đơn, tân dược bị bóc hết vỏ, thuốc đông y gói trong tờ giấy trắng; chai dịch truyền đắt gấp chục lần, bổ sung gì bác sĩ không rõ…là những sai phạm tại một phòng khám có yếu tố nước ngoài được quảng cáo chắc nịch chữa bệnh 1 lần là khỏi.

Những bệnh lý dễ gây biến chứng tâm thần

Rối loạn tâm thần có thể làm nặng thêm bệnh nhưng ngược lại bệnh tật quá nặng cũng có thể dẫn tới tổn thương tâm thần, mặc dù trước đó họ hoàn toàn lành mạnh…

Ngừa tiểu đường từ nho

Resveratrol, một hợp chất chống ô-xy hóa có trong quả nho, dâu tằm và đậu phộng, có thể giúp ngừa bệnh tiểu đường.

Cẩn trọng khi chọn đồ chơi cho trẻ em

(HBĐT) - Với mẫu mã phong phú, kiểu dáng, màu sắc đa dạng, giá cả lại phù hợp với túi tiền đồ chơi Trung Quốc chiếm đa số thị phần trên thị trường hiện nay. Đáng lưu tâm, một số loại đồ chơi trên thị trường mang tính bạo lực cao, đang dần ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của trẻ.

Phòng chống bệnh tay-chân-miệng bằng thảo dược

Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục