Nhiều loại trái cây có thể được dấm chín bằng chất thúc chín tố. Ảnh: PHÚC HẬU (ảnh chỉ mang tính minh họa)

Nhiều loại trái cây có thể được dấm chín bằng chất thúc chín tố. Ảnh: PHÚC HẬU (ảnh chỉ mang tính minh họa)

Sau 2 tháng triển khai thực hiện những quy định mới của Luật An toàn thực phẩm (bắt đầu có hiệu lực từ 1-7 vừa qua), Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y và Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản đã phát hiện có nhiều chất cấm, nguy hại trong các loại nông thực phẩm, rau quả. Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp sơ kết tình hình kiểm soát an toàn thực phẩm với nông thủy sản, do Bộ NN-PTNT tổ chức chiều 16-9, tại Hà Nội.

 

Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, cơ quan chức năng đã phát hiện và xác định hóa chất Ethephon (còn gọi là “thúc chín tố”) đang bị lạm dụng để bảo quản thịt tại Thanh Hóa và một số địa phương khác. Vì lợi nhuận và để hoa trái chín nhanh, thương lái tại nhiều địa phương đã sử dụng thuốc “thúc chín tố” để bảo quản thịt gia súc, gia cầm sau giết mổ nhằm giữ độ tươi của thịt. Loại hóa chất này không màu, không mùi, đựng trong lọ nhựa 5ml, trên lọ có in chữ nổi “thúc chín tố” có hoạt chất chính là Ethephon. Đây là một loại hóa chất gốc phốt pho, có tác dụng điều hòa sinh trưởng thực vật.

Tuy nhiên, khi sử dụng quá liều lượng thì gây nguy hại vì Ethephon gây kích ứng, xót mắt, gây đỏ mắt; với da, nếu có tiếp xúc trực tiếp sẽ ăn mòn, gây sưng, đỏ da. Do đó, Ethephon không được phép sử dụng trong chế biến bảo quản thực phẩm có nguồn gốc động vật. Việt Nam cấm sử dụng chất này để bảo quản thực phẩm có nguồn gốc động vật.

Qua đợt giám sát mới đây còn phát hiện, việc lạm dụng hóc môn kích thích tăng trưởng gốc B- Agonist như Sallbutamol, Clenbuterol... dù các hóc môn này tại Việt Nam bị cấm sử dụng trong chăn nuôi. Sallbutamol đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam từ năm 2002 vì có thể gây rối loạn chức năng tim phổi nếu con người ăn phải thực phẩm có tồn dư lớn chất này. Còn Clenbuterol sử dụng trên gia cầm có thể kích thích gà, vịt đẻ 2 trứng/ngày, sử dụng trên heo giúp tăng trọng nhanh. Song khi thực phẩm có chứa độc tố này thì sẽ gây độc hại với con người, vì cũng không ai kiểm soát được liều lượng sử dụng.

Hiện Bộ NN-PTNT đang tiến hành truy xuất nguồn gốc để xử phạt các cơ sở, doanh nghiệp vi phạm, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

                                                         Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tặng quà học sinh trường tiểu học Mãn Đức.
Học sinh trường tiểu học Nam Sơn được chỉ bảo ân cần của thầy cô giáo và sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương.

“Người Việt hãy ưu tiên dùng các dịch vụ y tế Việt”

Từ ngày 21-24/9, sẽ diễn ra Triển lãm Y tế quốc tế Việt Nam lần thứ 6. Đây là hoạt động thường niên của Bộ Y tế với mục đích giao lưu, hợp tác giữa các nhà sản xuất, kinh doanh dược phẩm, trang thiết bị y tế trong và ngoài nước.

Cách phòng và xử trí rắn độc cắn mùa mưa lũ

Những ngày vừa qua, mưa lũ ở khu vực Bắc Trung Bộ và một số tỉnh Tây Nguyên đã gây ngập lụt trên diện rộng làm thiệt hại về người và tài sản. Ngập lụt còn gây ra những tác động xấu tới sức khỏe con người như mắc bệnh mắt, bệnh ngoài da... và nguy hiểm hơn nước lũ là môi trường sống của nhiều loài rắn độc. Khi bị rắn cắn cần được cấp cứu kịp thời để tránh bị tử vong.

Trị trầm cảm: Đâu chỉ có thuốc an thần!

Mất ngủ, âu lo, đầu óc luôn căng thẳng, tinh thần rệu rã... là những biểu hiện của bệnh trầm cảm. Một trong những cách giúp người ta nhanh chóng lấy lại thăng bằng là tìm đến những viên thuốc. Nhưng liệu thuốc có giúp xua tan hoàn toàn những lo lắng, mệt mỏi?

Không dùng dầu cá khi đang hóa trị ung thư

Trên tạp chí Cancer Cell, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo đến các bệnh nhân ung nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng chất bổ sung như viên dầu cá khi họ phát hiện thấy chúng có thể kìm hãm sự tác động của các thuốc hóa trị.

Lạc Sơn: Báo động tình trạng bỏng gia tăng ở trẻ em

(HBĐT) - Trong cuối tháng 8, tại khoa ngoại, Bệnh viên Đa khoa huyện Lạc Sơn đã có tới 8 trường hợp trẻ nhập viện điều trị do bị bỏng, chủ yếu là trẻ từ 2 đến dưới 5 tuổi, lứa tuổi mà trẻ chưa nhận thức được hết những tai nạn về bỏng gây ra cho mình.

9 bài thuốc chữa bệnh khàn tiếng

Đông y cho rằng khàn tiếng phần lớn do ngoại tà cảm nhiễm, liên quan đến kinh Phế và thường phát sinh đột ngột, đó là do ngoại tà lấn Phế làm cho khí phế âm bị tổn thương mà sinh bệnh. Điều trị khàn tiếng phải tùy theo thể bệnh. Xin giới thiệu một số bài thuốc:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục