Bệnh viện Đa khoa tỉnh áp dụng nhiều kỹ thuật mới, tiên tiến trong điều trị cho  bệnh nhân. Trong ảnh:Các y, bác sĩ khoa Nhi áp dụng kỹ thuật thở CPAP cho bệnh nhi sinh non, nhẹ cân.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh áp dụng nhiều kỹ thuật mới, tiên tiến trong điều trị cho bệnh nhân. Trong ảnh:Các y, bác sĩ khoa Nhi áp dụng kỹ thuật thở CPAP cho bệnh nhi sinh non, nhẹ cân.

(HBĐT) - 25 năm công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bác sĩ CKII, Phó Giám đốc Quách Thiên Tường vẫn nhớ những ngày đầu về công tác (năm 1986) khi đó còn gọi là Bệnh viện Đa khoa khu vực Hoà Bình. Năm 1991, sau khi tái lập tỉnh, Bệnh viện được đổi tên như hiện nay.

 

Những ngày đầu còn bộn bề khó khăn, cả Bệnh viện chỉ có khoảng 200 giường bệnh với trên 30 bác sĩ. Trong đó, chỉ có 7 bác sĩ CKI, chưa có bác sĩ CKII; cơ sở vật chất (CSVC) cũ, trang thiết bị khám, chữa bệnh thiếu thốn. Nhờ có sự quan tâm của các cấp, ngành từ T.ư, tỉnh, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và nỗ lực của tập thể cán bộ, đến nay, Bệnh viện đã có CSVC khang trang, thiết bị khám, chữa bệnh hiện đại. Đặc biệt, đội ngũ y, bác sĩ đã có bước trưởng thành lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, có thể áp dụng hiệu quả nhiều kỹ thuật mới, tiên tiến. Bệnh viện có trên 100 bác sĩ và dược sĩ đại học, trong đó 2 bác sĩ CKII, 27 bác sĩ CKI. Nhiều loại bệnh nặng trước đây phải chuyển lên tuyến trên như: vỡ gan, tim, vết thương lồng ngực, phẫu thuật nội soi, điều trị bệnh nhân ung thư, mổ sọ não, cột sống, chạy thận nhân tạo, lọc máu, thắt tĩnh mạch thực quản trong bệnh nhân xơ gan, trẻ sinh non, nhẹ cân... nay đã thực hiện tốt tại Bệnh viện. Bệnh viện cũng đã sản xuất được các chế phẩm của máu, góp phần giảm giá thành, tăng hiệu quả điều trị.

 

Không chỉ riêng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, đội ngũ cán bộ ngành Y tế tỉnh ta nói chung 20 năm qua đã có những bước tiến đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Năm 1991, ở tuyến tỉnh mới có 88 bác sĩ, 13 dược sĩ; tuyến huyện có 75 bác sĩ, chưa có dược sĩ; tuyến xã không có bác sĩ, dược sĩ, chỉ có 634 người sơ học. Từ những cái thiếu được bộc lộ, tỉnh ta đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ, nhất là từ khi thực hiện Chương trình hành động số 16 của Tỉnh uỷ về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH”. Ngành đã ban hành các văn bản bổ sung cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ về vật chất, tinh thần, môi trường làm việc, quy hoạch sử dụng cán bộ để động viên trí thức phát huy khả năng cống hiến, sáng tạo. Thực hiện Đề án 151 về “Đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học tuyến y tế cơ sở giai đoạn 2010 - 2020”, với sự hỗ trợ của Dự án KICH, Sở Y tế đã phối hợp với trường Đại học Y dược Thái Nguyên mở lớp đào tạo bác sĩ cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn với 53 cán bộ đi học. Giai đoạn 2008 - 2010, Sở đã cử hơn 100 cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn với các chuyên ngành như: bác sĩ đa khoa, điều dưỡng đại học, KTV đại học và các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên khoa định hướng, chuyên khoa sơ bộ do T.ư và tỉnh tổ chức. Đồng thời, vận động, khuyến khích đội ngũ trí thức tham gia nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân. Phối hợp với các đơn vị tuyến T.ư, tỉnh thực hiện tốt Đề án 1816 về việc cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám - chữa bệnh. Đến nay, toàn ngành có khoảng 1.600 cán bộ, trong đó, gần 381 cán bộ có trình độ đại học, sau đại học (6 bác sĩ CKII, 120 bác sĩ CKI, 26 thạc sĩ y, 4 thạc sĩ dược, 4 dược sĩ CKI, 221 bác sĩ và dược sĩ). Riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh có 7 cán bộ đang theo học CKII và một số người đang làm nghiên cứu sinh.

 

Giám đốc Sở Y tế Trần Quang Khánh cho biết: Cán bộ được sắp xếp, bố trí làm việc phù hợp với trình độ, khả năng chuyên môn và tích cực tham gia phong trào thi đua thực hiện tốt quy tắc ứng xử ngành Y tế, xây dựng hình ảnh cá nhân, bệnh viện đạt danh hiệu “Thầy thuốc như mẹ hiền”. Đội ngũ cơ bản đủ năng lực, trình độ tiếp cận với những thành tựu mới của nền y học hiện đại trong nước, quốc tế; đáp ứng và hoàn thành tốt sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Hệ thống YTDP đã tích cực, chủ động giám sát các bệnh truyền nhiễm, lập kế hoạch triển khai công tác phòng - chống dịch bệnh. Do đó, tỉnh ta không xảy ra các dịch bệnh lớn, nhiều người mắc. Công tác phòng - chống các bệnh phong, lao, da liễu, chương trình mục tiêu quốc gia, sức khoẻ tâm thần cộng đồng, TCMR, suy dinh dưỡng trẻ em thực hiện đạt hiệu quả. Triển khai chiến dịch CSSKSS/KHHGĐ đến 83 vùng đông dân và vùng có mức sinh cao. Công tác quản lý VASTTP được quan tâm, không có vụ ngộ độc tập thể lớn. Về YHCT đã phát triển một số phương pháp chữa trị mới. Quản lý bệnh viện được đổi mới với tăng cường ứng dụng CNTT. Các bệnh viện từ tỉnh, huyện đến các phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế đều tổ chức thực hiện chế độ thường trực 24/24h, sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân. 6 tháng đầu năm 2011, các cơ sở y tế đã khám cho 347.826 lượt bệnh nhân, công suất sử dụng giường bệnh đạt khoảng 50%. Đáng mừng là dịch vụ kỹ thuật y tế của tỉnh đáp ứng từ 80 - 90% phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế. Nhiều bệnh viện hạng III (bệnh viện tuyến huyện) có thể làm được các thủ thuật của bệnh viện hạng II (bệnh viện tuyến tỉnh). Bệnh viện tuyến tỉnh có thể thực hiện được những thủ thuật của bệnh viện hạng I (tuyến Trung ương). Đặc biệt, tất cả các bệnh viện đều thực hiện các phẫu thuật thuộc lĩnh vực sản khoa, ngoại khoa. Toàn tỉnh có 6 bệnh viện đạt xuất sắc toàn diện. Từ những kết quả đó, ngành Y tế đã được tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc năm 2007, Huân chương Lao động hạng nhất năm 2010...               

                                        

 

                                                                                    Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục