Nếu bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh thì những rủi ro đáng kể của bệnh tim mạch sẽ thấp hơn, bao gồm cả mạch vành và đột quỵ

1. Tăng cường số lượng trái cây và rau quả

Rau quả, trái cây chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu, chúng cung cấp các chất chống oxy hóa có tác dụng tốt với hệ tim mạch, cũng là nguồn chất xơ.

2. Tăng cường lượng chất xơ

Chất xơ không chỉ hỗ trợ trong việc giảm cân, cải thiện chứng táo bón, làm giảm nguy cơ bệnh tim, huyết áp mà còn hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Các chuyên gia đề nghị nên dùng từ 25 - 35g chất xơ mỗi ngày.

 Hạn chế thịt đỏ để phòng ngừa bệnh tim mạch

3. Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Chỉ số đường huyết (The glycemic index: GI) là chỉ số đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh, trung bình hay chậm. Các bác sĩ chia các thực phẩm này thành 3 mức: các thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh sẽ có GI cao từ 70 trở lên, mức GI trung bình là từ 56 - 69, GI thấp dưới 55 là những loại thực phẩm làm tăng đường huyết chậm. Bạn nên chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp, sẽ được cơ thể hấp thụ chậm. Chúng khiến lượng glucose trong máu trong cơ thể chúng ta tăng lên từ từ nên mang lại cho chúng ta cảm giác no lâu, hạn chế năng lượng đưa vào nhiều, nên được xem là thực phẩm chống lại đái tháo đường và bệnh tim mạch. Nên tránh ăn nhiều sản phẩm có GI cao trên 70 như: khoai tây đút lò, khoai tây chiên, bánh mì baguette. Có thể thay thế một phần cơm bằng bún, miến, đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, rau luộc... là những thức ăn có GI thấp.

Nhưng đường máu không chỉ ảnh hưởng bởi chỉ số đường của thực phẩm mà còn ảnh hưởng bởi khối lượng ăn vào. Do vậy, khái niệm chỉ số tải đường huyết (The glycemic load: GL) phản ánh tốt hơn khi biểu thị khả năng làm tăng đường máu của thực phẩm vì chỉ số này thể hiện cả chất lượng và số lượng đường của thực phẩm. Chỉ số tải đường huyết lớn hơn hoặc bằng 20 gọi là cao, từ 11 - 19 là trung bình và bằng 10 hoặc ít hơn gọi là thấp. Nếu bạn tiêu thụ thức ăn có GI cao mà đồng thời chứa ít chất xơ thì rất dễ làm xáo trộn đường huyết. Lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh đái tháo đường týp II và bệnh tim mạch. Cả 2 chỉ số này càng thấp càng tốt, đặc biệt đối với bệnh nhân đái tháo đường. Hầu hết các loại trái cây đều có chỉ số GL thấp.

4. Hạn chế ăn các loại thịt đỏ

Trong ẩm thực, thịt của các động vật có vú như: bò, heo, cừu và ngựa được coi là thịt đỏ. Lợi thế của thịt đỏ là cung cấp nhiều lượng protein, sắt, kẽm, nhiều vitamin B12, niacin và vitamin B6. Trong khi đó cá, gà, vịt, ngỗng luôn được coi là thịt trắng, Thịt trắng không nhiều năng lượng như thịt đỏ nhưng lại chứa nhiều chất béo không bão hòa, là loại chất béo có lợi cho sức khỏe. Yếu tố chính để quyết định về màu sắc của thịt là nồng độ của myoglobin. Thịt trắng như ở gà dưới 0,05%, còn thịt heo và thịt bê có 0,1 - 0,3%, thịt bò non 0,4 - 1,0%, thịt bò già 1,5 - 2,0%.

Các loại thực phẩm như đậu nành, đậu hũ có thể là một thay thế tuyệt vời cho các loại thịt nhiều chất béo bão hòa, các loại thực phẩm không lành mạnh khác.

5. Acid béo Omega-3

Được xem là acid béo thiết yếu, chúng cần thiết cho sức khỏe con người nhưng cơ thể không thể tổng hợp được. Omega-3 có thể được tìm thấy trong cá, như: cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, hải sản khác bao gồm tảo và nhuyễn thể, một số cây trồng và các loại hạt có dầu như: hạt hướng dương, hạt vừng, hạt điều và hạt lanh. Omega-3 còn được gọi là acid béo không bão hòa đa nối đôi (PUFA), đóng một vai trò quan trọng trong chức năng của não, ngày nay nó cũng đã trở nên phổ biến bởi vì nó có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên ăn cá (đặc biệt là cá giàu chất béo như cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ…) ít nhất 2 lần một tuần.

 

                                                                           Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục