Đổ mồ hôi quá nhiều tại vùng nách, tay, chân... là triệu chứng không nguy hiểm nhưng thường khiến chủ nhân mất tự tin trong giao tiếp hoặc bỏ lỡ các cơ hội nghề nghiệp.

Gây mất tự tin

Những đối tượng như doanh nhân, tiếp viên, chuyên viên thẩm mỹ, thợ làm tóc, hoạt náo viên… thường xuyên giao tiếp, bắt tay hoặc làm những công việc cần sự hỗ trợ từ bàn tay sẽ bị cản trở bởi hiện tượng đổ mồ hôi quá mức. Y học gọi đó là sự tăng tiết mồ hôi. Bệnh này thường được điều trị tại các cơ sở thẩm mỹ, nhưng hầu hết bệnh nhân do không có kiến thức hoặc điều kiện để theo đuổi việc điều trị sẽ âm thầm chịu đựng, "ngụy trang" bằng cách dùng các hóa chất như dung dịch khử mùi, mỹ phẩm lăn nách… Cá biệt có trường hợp phải chuyển đổi nghề nghiệp do căn bệnh tế nhị này.

Theo y văn, bệnh tăng tiết mồ hôi là một trạng thái cường giao cảm hoặc tăng hoạt động của trung tâm bài tiết mồ hôi. Sự tiết mồ hôi là cách mà cơ thể tự làm mát mình đáp ứng với môi trường nóng bức hoặc sự vận động cơ thể nhiều... Tuy nhiên, việc tăng tiết mồ hôi sẽ trở nên bất thường khi mồ hôi tiết ra ngoài quá mức giới hạn bình thường mà không do một nguyên nhân cụ thể nào gây ra. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể nhưng nhiều nhất là ở nách, bàn tay, bàn chân… Điều này khiến cơ thể thường xuyên ẩm ướt và gây ra mùi khó chịu, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt của người bệnh và những người xung quanh. Bệnh trầm trọng lên mỗi khi có xúc cảm đột ngột như vào phòng thi, nhận tin vui - buồn bất ngờ...

Có nhiều phương pháp

Theo TS Trần Thị Anh Tú (chuyên gia thẩm mỹ), các trường hợp tăng tiết mồ hôi có thể được điều trị tại chỗ bằng cách bôi aluminum chloride 20% vào các buổi tối. Loại thuốc này cũng có thể được đưa vào cơ thể bằng phương pháp điện chuyển ion. Các hạt điện tích của thuốc được đưa vào sâu qua da, nhưng cần phải thường xuyên thực hiện hằng ngày hoặc hằng tuần...

Tại Mỹ, 2,8% dân số bị bệnh tăng tiết mồ hôi, trong đó hơn một nửa bị tăng tiết mồ hôi nách, nhưng chỉ có khoảng 38% bệnh nhân tìm đến bác sĩ để điều trị, số còn lại vẫn âm thầm chịu đựng.

Dung dịch nhôm cloruahay Kali-Permanganat hoặc formon hay bột khô có tính chất làm khô da hay hút nước, tác dụng thường chỉ mang tính tạm thời. Các thuốc kháng cholinergic như Pro-banthine hoặc Glycopyrrolate cũng có tác dụng giảm tiết mồ hôi toàn thân trong vòng 4-6 giờ.

Khi tất cả các phương pháp trên thất bại, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ hạch giao cảm ngực (cắt hạch giao cảm bằng ống soi trong màng phổi; bằng đốt điện hạch qua da) hoặc hủy hạch giao cảm ngực bằng cách tiêm huyết thanh nóng qua da vào chuỗi hạch giao cảm. Và điều quan trọng, việc phẫu thuật phải được tiến hành bởi các bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao, cơ sở thẩm mỹ uy tín. Cần lưu ý, việc cắt bỏ hạch giao cảm ngực như trên có thể cho kết quả lâu dài nhưng chỉ có khả năng làm khô được vùng dưới hai cánh tay, bàn tay còn ở bàn chân thì vẫn rất khó điều trị, chủ yếu chỉ dùng phương pháp thoa tại chỗ.

Công nghệ thẩm mỹ phát triển, còn có thể điều trị tăng tiết mồ hôi bằng việc tiêm botox (sản phẩm lâu nay thường dùng xóa nếp nhăn). Việc điều trị bằng  botox còn giúp khắc phục các hạn chế mà bệnh nhân thường e ngại như: rủi ro trong phẫu thuật, đau sau khi phẫu thuật, thời gian nghỉ dưỡng sau phẫu thuật kéo dài gây ảnh hưởng đến công việc, mất thời gian thoa thuốc, uống thuốc...

Tiến trình được thực hiện như sau, bác sĩ sẽ chích botox vào vùng da bị tăng tiết mồ hôi. Mỗi lần trị liệu khoảng 20 phút, với nhiều liều botox nhỏ đưa vào vị trí quanh các tuyến mồ hôi bằng loại kim cực nhỏ. Botox sẽ tác động làm các cơ liên quan việc tiết mồ hôi thư giãn, giảm co rút, từ đó sẽ giảm việc tiết mồ hôi. Ngay sau chích bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường. Botox bắt đầu phát huy tác dụng sau chích khoảng 2-3 ngày (có thể giảm tiết mồ hôi, cùng với việc giảm mùi hôi đến 90%), và phát huy tối đa tác dụng khoảng sau 1 tuần. Cũng như các phương pháp thẩm mỹ điều trị bằng botox, hiệu quả trị liệu mỗi đợt có thể kéo dài từ 6 - 9 tháng hoặc lâu hơn, tùy từng trường hợp. Sau đó, khi thuốc hết tác dụng, mồ hôi tăng dần trở lại, sẽ tiếp tục chích lại.

Lưu ý là, việc tiêm botox vào mỗi bàn chân, tay hoặc nách giúp giảm tiết mồ hôi hiệu quả, nhưng lại gây yếu cơ khi cầm nắm nên cần được bác sĩ tư vấn kỹ trước khi thực hiện.

 

                                                                  Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục