Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách để phòng bệnh viêm phổi.

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách để phòng bệnh viêm phổi.

Trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm phổi, đây là loại bệnh nặng có thể gây tử vong cho trẻ, nhất là trẻ sinh non, nhẹ cân nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường không rõ ràng nên nhiều trường hợp đến cơ sở y tế khi bệnh đã nặng. Do đó cha mẹ cần hết sức chú ý những biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, bỏ bú, quấy khóc... đưa trẻ đi khám ngay để điều trị kịp thời.

 

Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị viêm phổi?

Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm. Nhiễm khuẩn phổi có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi đẻ, liên quan tới thời gian vỡ ối trước khi đẻ. Trẻ cũng có thể bị bệnh ngay trong khi đẻ do hít phải nước ối, phân su đã bị nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ. Ngoài ra, ở những trẻ đẻ non, trẻ thiếu cân do các phản xạ đường thực quản còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên thường xuyên bị trào ngược thực quản dạ dày. Khi trẻ bú mẹ thường hay bị nôn, trớ, nếu sữa bị hít nhầm vào khí quản, sẽ gây ra các triệu chứng như thở gấp, hụt hơi, tím tái mặt, lượng sữa hít vào càng nhiều càng có khả năng gây viêm phổi. Một số bệnh như viêm khoang miệng, viêm da, viêm dây rốn… đều có thể dẫn tới viêm phổi sơ sinh.

Cần phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu

Bệnh thường xuất hiện sớm, sau đẻ từ 12 giờ đến vài ngày, diễn tiến nhanh và nặng. Không giống viêm phổi ở trẻ lớn với những biểu hiện điển hình là sốt cao, ho nhiều, nghe lưng có thể thấy tiếng “rít”. Với trẻ sơ sinh do đường hô hấp chưa phát triển đầy đủ nên triệu chứng lâm sàng thường không rõ ràng dễ bị bỏ qua.

Triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh ban đầu thường có các dấu hiệu như: Bú kém hoặc bỏ bú; Sốt trên 37,5oC hoặc hạ thân nhiệt; Thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút hoặc khó thở. Khi có triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã nặng: Trẻ sốt hoặc hạ thân nhiệt, li bì, đáp ứng kém với kích thích, bú kém hoặc bỏ bú, nôn nhiều, chướng bụng, khó thở, rút lõm lồng ngừng, tím tái... Do đó, cha mẹ hoặc người thân cần chú ý tình trạng của trẻ để phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu khi trẻ có biểu hiện sốt bỏ bú, thở nhanh... phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng viêm phổi nặng.

Phòng bệnh như thế nào?

Trong quá trình mang thai các thai phụ phải đi kiểm tra thai định kỳ để phát hiện và can thiệp kịp thời khi xảy ra những bất thường của thai nhi; Sinh con tại cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho sản phụ và trẻ sơ sinh; Cần chăm sóc tốt cho bà mẹ và trẻ sau khi sinh; Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn, đúng cách để tăng sức đề kháng cho trẻ; Giữ vệ sinh cho trẻ, người chăm sóc phải rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ để trẻ không bị lây nhiễm vi khuẩn; Dụng cụ để chăm sóc trẻ như cốc, thìa, chăn, áo, tã... phải sạch, khô, vô trùng, tránh không cho tiếp xúc với các nguồn lây bệnh...

 

                                                                       Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục