(HBĐT) - Tính đến trung tuần tháng 10, toàn tỉnh có 1.758 người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn 11 huyện, thành phố với 137 xã, phường, thị trấn.
Trong đó, số người nhiễm HIV là 515 người mắc AIDS là 534 người, số người chết do AIDS là 707 người. Thành phố Hòa Bình là địa phương có lượng người nhiễm HIV/AIDS cao nhất 309 người, Lạc Sơn 255 người, Mai Châu 134 người, Lương Sơn 112 người, Kim Bôi 83 người, Lạc Thủy 35 người, Cao Phong 29 người, Tân Lạc 33 người, Đà Bắc 22 người, Yên Thủy 18 người, Kỳ Sơn 19 người.
Việt Lâm
Trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm phổi, đây là loại bệnh nặng có thể gây tử vong cho trẻ, nhất là trẻ sinh non, nhẹ cân nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường không rõ ràng nên nhiều trường hợp đến cơ sở y tế khi bệnh đã nặng. Do đó cha mẹ cần hết sức chú ý những biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, bỏ bú, quấy khóc... đưa trẻ đi khám ngay để điều trị kịp thời.
Thống kê của BV Bệnh nhiệt đới TƯ, số bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện liên tục tăng. Nếu 6 tháng đầu năm chỉ có 65 ca thì đến tháng 9, con số này là 224 ca và chỉ trong 3 tuần đầu tháng 10, đã 204 ca nhập viện.
(HBĐT) - Là xã vùng đặc biệt khó khăn duy nhất của của huyện Kỳ Sơn, xã Độc Lập có tới trên 98% hộ thu nhập từ sản xuất nông-lâm nghiệp, chăn nuôi và 98% là người dân tộc Mường nhưng nhiều năm qua luôn là đơn vị đứng đầu trong các xã, thị trấn của huyện về công tác DS-KHHGĐ.
(HBĐT) - Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế tuyến xã huyện Lương Sơn hiện có 123 người, trong đó có 20 bác sỹ, 59 y sỹ đa khoa. Toàn huyện có 14/20 trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ, đạt 70%, nhiều trạm có 2 bác sỹ như xã Trung Sơn, Cao Răm, Long Sơn, Hòa Sơn, Tân Vinh. Huyện phấn đấu đến năm 2015 sẽ phủ kín 100% trạm y tế xã có bác sỹ.
Theo tạp chí Lancet Oncology, TG4010- một loại thuốc dạng chích chống ung thư phổi qua thử nghiệm ở 148 bệnh nhân đã cho kết quả khả quan. Sau 6 tháng thử nghiệm loại thuốc do Đại học Strassbourg (Pháp) điều chế, người ta thấy 43% bệnh nhân có thuyên giảm so với 35% chỉ dùng hóa trị.
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 1 triệu đến 2 triệu người mắc bệnh tim chết vì không có tiền để gắn thiết bị điều hòa nhịp tim. Trong khi ở Mỹ, nhiều người sau khi chết thì các thiết bị y tế gắn trong người bị vứt đi hoặc chôn chung với thi thể. Các giáo sư tại Trung tâm Y khoa Trường ĐH Texas, Mỹ, đã tận dụng các thiết bị điều hòa nhịp tim của những người đã qua đời và chuyển đến một bệnh viện ở Mumbai (Ấn Độ) và đã cứu sống được 53 bệnh nhân tim.