Cột sống có vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động sống của con người. Nó tạo thành bộ khung nâng đỡ cơ thể, tạo cho con người có dáng đứng thẳng, bảo vệ tủy sống và các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
Cong vẹo cột sống là gì?
Cột sống có 33 - 34 đốt (7 đốt cổ, 12 đốt lưng, 5 đốt thắt lưng, 5 đốt cùng và 4 - 5 đốt cụt) được nối với nhau bằng các đĩa đệm, khớp và dây chằng. Ở người trưởng thành, chiều dài cột sống của nam giới từ 60 - 75cm, của nữ từ 60 - 65cm, chiếm khoảng 2/5 chiều cao cơ thể.
Cột sống không hoàn toàn nằm ở tư thế thẳng đứng, mà có một số đoạn cong sinh lý trên mặt phẳng đối xứng dọc. Trong tư thế đứng thẳng, nếu nhìn từ sau về trước, cột sống là một đường thẳng, nếu nhìn từ trái qua phải (hoặc phải qua trái), cột sống có hai đoạn cong uốn về phía trước là cổ và thắt lưng (lordosis), hai đoạn cong uốn về phía sau là lưng và cùng - cụt (kyphosis). Quá trình hình thành các đoạn cong cột sống diễn ra sau khi sinh. Ở trẻ sơ sinh, cột sống có dạng hình cung, lồi ra phía sau. Khi trẻ bắt đầu lẫy, ngồi thì cung ưỡn cong ra trước ở cổ được hình thành do trương lực của các cơ gáy; khi trẻ bắt đầu tập đứng và đi, cung ưỡn ở thắt lưng hình thành để cơ thể thích nghi với tư thế đứng thẳng, đồng thời tăng độ cong ở vùng ngực và vùng cùng - cụt.
Trong trường hợp bị vẹo cột sống, nếu đỉnh đường cong hướng về bên phải thì cột sống có hình chữ C ngược, nếu đỉnh đường cong hướng về bên trái thì cột sống có hình chữ C thuận. Nếu cột sống có hai cung uốn cong đối xứng nhau thì nó sẽ có hình chữ S thuận hoặc chữ S ngược (còn gọi là vẹo cột sống bù trừ).
Trong trường hợp cong cột sống, nếu đoạn cột sống ngực uốn cong quá nhiều về phía sau thì gọi là vai so, nếu cả đoạn ngực và đoạn thắt lưng uốn cong quá mức thì gọi là gù, nếu đoạn cột sống thắt lưng uốn cong quá nhiều về phía trước thì gọi là ưỡn, nếu độ cong sinh lý của toàn bộ cột sống giảm thì gọi là bẹt. Nếu đoạn cột sống thắt lưng mất độ cong sinh lý thì gọi là còng, trường hợp này thường xuất hiện ở những người già.
Cần hướng dẫn trẻ ngồi học đúng tư thế để tránh cong vẹo cột sống. |
Nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống, trong đó 90% trường hợp cong vẹo cột sống là không rõ nguyên nhân. Các nhà khoa học đã xác định được một số nguyên nhân gây cong vẹo cột sống là do bệnh cơ, do bệnh thần kinh, do những bất thường bẩm sinh của đốt sống và cột sống, do loạn dưỡng xương, do chấn thương…
Theo các nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tỷ lệ học sinh bị mắc cong vẹo cột sống khá cao. Một số nước đã triển khai những chương trình kiểm soát cong vẹo cột sống trong trường học như Mỹ, Singapore. Ở Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng đã có nhiều biện pháp nhằm giảm tỷ lệ cong vẹo cột sống của học sinh. Một trong những nội dung của Dự án mục tiêu về y tế trường học của Bộ Y tế là phòng chống cong vẹo cột sống trong trường học.
Cong vẹo cột sống ở trường học thường phát sinh do sự sai lệch tư thế (ngồi học với bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh, mang cặp sách quá nặng về một bên tay, vai; chiếu sáng kém, bắt buộc học sinh phải cúi đầu khi đọc, viết hoặc học nghề); do các tư thế xấu (đi, đứng, ngồi không đúng tư thế); cường độ lao động không thích hợp với lứa tuổi… Ngoài ra, cong vẹo cột sống còn có thể do trẻ mắc các bệnh liên quan đến cột sống, thể trạng học sinh kém do ít hoạt động thể thao, suy dinh dưỡng (còi xương) hoặc do ngồi, đi đứng quá sớm.
Theo Báo SKĐS
Sáng 22-11, GS- BS Đặng Vạn Phước, Phó Giám đốc BV Đại học Y dược TPHCM, cho biết kết quả xét nghiệm gửi về từ Mỹ, cùng hội chẩn của các bác sĩ tại BV Đại học Y Dược TPHCM, cho thấy chị Nguyễn Thị Phượng bị bệnh nhão da kết hợp tế bào vón.
Chiều 22.11, tại cuộc họp bàn biện pháp phòng, chống dịch tay - chân - miệng (TCM) đang diễn biến phức tạp, bất thường trên địa bàn, UBND TP đã công bố quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh TP, do Sở Y tế chủ trì.
(HBĐT) - Theo Trung tâm YTDP tỉnh, từ ngày 11/11 đến nay, mỗi ngày trên địa bàn tỉnh ghi nhận từ 2 – 15 ca mắc bệnh tay-chân-miệng mới tại các ổ dịch cũ. So với thời điểm tháng 9, 10, tổng số ca mắc mới hàng ngày đều giảm hơn.
(HBĐT) - Có mặt từ rất sớm trong ngày hội hiến máu tình nguyện được BTV Tỉnh Đoàn tổ chức vào cuối tháng 10 vừa qua, Hà Thị Linh, học sinh lớp 16A1, trường Trung cấp Y tế Hòa Bình chia sẻ: Đây là lần thứ tư em tham gia hiến máu tình nguyện, lần đầu tiên vào năm 2004 khi em vừa tròn 18, đủ tuổi hiến máu theo quy định của Bộ Y tế.
Ngày 20/11, tại Hội nghị Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch tay - chân - miệng (TCM) tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh (HCM), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo ngành y tế và các địa phương cần tuyên truyền rộng rãi và trực tiếp các biện pháp phòng bệnh tới từng hộ gia đình có trẻ nhỏ, nếu cần có thể sẽ phát xà phòng để khuyến khích và nhắc nhở việc rửa tay. Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến đã trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống TCM tại tỉnh Ninh Thuận – địa phương đầu tiên công bố dịch.
Các nguyên tắc sức khỏe dưới đây sẽ giúp bạn có được sức khỏe mạnh trong suốt cả một mùa đông dài: