Các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc thực hiện gây mê phục vụ ca mổ sản.

Các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc thực hiện gây mê phục vụ ca mổ sản.

(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có 20 xã, thị trấn, nhiều xã cách xa trung tâm huyện gần 100 km, đường đi lại khó khăn. Tuyến y tế xã và phòng khám khu vực là nơi người dân có thể tiếp cận với các dịch vụ y tế một cách gần hơn, nhanh hơn. Tuy nhiên, cả huyện mới chỉ có 7 trạm y tế xã có bác sĩ, 100% đều là bác sĩ học chuyên tu từ y sĩ lên; 4 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, đạt 20% gồm: (Tân Minh, Cao Sơn, Đồng Nghê, Suối Nánh). Trong khi đó, theo phân tuyến kỹ thuật thì chỉ khi có bác sĩ mới thực hiện được một số kỹ thuật theo quy định.

 

Bác sĩ Sa Thị Tươi, Trưởng phòng Y tế huyện cho biết: Phòng Y tế chịu trách nhiệm QLNN về y tế trên địa bàn toàn huyện cũng chỉ có 2 cán bộ (1 bác sĩ, 1 y sĩ). Nhân lực y tế các xã, thị trấn có 103 cán bộ, nhân viên thì chỉ có 7 bác sĩ, còn lại 47 y sĩ, 16 điều dưỡng trung học, 9 nữ hộ sinh trung học và sơ học, 4 y tá trung học, 11 y tá sơ học, 8 dược sĩ trung học, 1 dược tá. Ngoài ra còn có 162  nhân viên y tế thôn, bản chưa có chuyên môn y tế. Bên cạnh thiếu nhân lực chuyên môn, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, giường, buồng bệnh và thuốc thiết yếu thiếu đã gây nhiều khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ngay cả Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc có 4 khoa cũng đang thiếu trầm trọng bác sĩ. Trong tổng số 75 cán bộ, nhân viên, chỉ có 8 bác sĩ nhưng 1 bác sĩ vừa xin chuyển công tác về tỉnh khác, 3 bác sĩ đang đi học. Vì vậy, ngay cả giám đốc cũng tham gia trực khám, chữa bệnh cho người dân, mọi công việc hành chính chủ yếu tranh thủ buổi tối để giải quyết. Điều này đã được thấy rõ khi giám đốc bệnh viện đang làm việc với chúng tôi đành xin lỗi hẹn lúc khác vì có ca mổ cấp cứu và mời cùng xuống xem phòng mổ. Mỗi bác sĩ đều kiêm nhiệm 3 vị trí khác, riêng khoa ngoại-sản chỉ có duy nhất giám đốc, kiêm trưởng khoa có thể mổ được nên nếu có việc gia đình bận hay ốm đau thì bệnh nhân mổ cấp cứu phải chuyển lên tuyến trên.

 

Giám đốc Lương Văn Thịnh cho biết: Với chỉ tiêu 90 giường bệnh nhưng bệnh viện hiện chỉ có 4 bác sĩ thường xuyên đảm nhiệm việc khám, chữa bệnh, trong khi mỗi ngày tiếp nhận trên 80 bệnh nhân đến khám, chưa kể trường hợp vào cấp cứu. Đà Bắc lại là huyện vùng cao, địa hình chia cắt, đa số đồng bào các dân tộc nơi đây còn nghèo, giao thông lại không thuận tiện, do đó, nhiều người khi bệnh nặng mới đến bệnh viện. Theo thống kê có tới 60% bệnh nhân bị đau ruột thừa khi đến bệnh viện đã bị vỡ. Nhiều trường hợp cần chuyển tuyến trên nhưng bệnh nhân xin được ở lại điều trị tại bệnh viện. 9 tháng năm 2011, bệnh viện đã khám bệnh cho 21.255 lượt bệnh nhân, số lần điều trị nội trú 5.531 lần, số lần điều trị ngoại trú 386 lần, số ngày điều trị nội trú 27.381 lần, công suất sử dụng giường bệnh 113%. Bệnh viện đã thực hiện 210 ca phẫu thuật, trong đó, 120 ca mổ cấp cứu. Ngoài ra, bệnh viện còn phải bố trí cán bộ đi tuyến tại 2 phòng khám đa khoa khu vực. Do bệnh viện thiếu bác sĩ nên 2 phòng khám này cũng chưa có bác sĩ. Các bác sĩ hầu như không nghỉ bù sau trực và không nghỉ phép theo chế độ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện đã được trang bị tương đối đầy đủ như: máy sinh hóa tự động, máy nội soi răng-hàm-mặt, tai-mũi-họng, chụp X-quang… vấn đề cốt lõi nhất là bác sĩ. Tối thiểu, bệnh viện cần 5 thêm bác sĩ, đảm bảo mỗi khoa có 2 bác sĩ thì mới đỡ vất vả trong khám, chữa bệnh cho người dân địa phương. Hàng năm, bệnh viện đều có công văn xin bác sĩ nhưng không có kết quả. Trước những khó khăn đó, bệnh viện đã nỗ lực khắc phục, bố trí, sắp xếp cán bộ phù hợp, thực hiện tốt nhất việc khám, chữa bệnh cho nhân dân theo khả năng có thể. Hai bác sĩ đã tình nguyện, xung phong trực không nghỉ bù. Ngoài các kỹ thuật theo phân tuyến, bệnh viện còn thực hiện được 7 kỹ thuật vượt tuyến đã được Sở Y tế phê duyệt, chỉ trừ mổ phần lồng ngực và sọ não.

 

Theo trưởng phòng Y tế Sa Thị Tươi, việc thu hút bác sĩ chính quy về huyện gặp nhiều khó khăn, chỉ còn cách đào tạo bác sĩ chuyên tu người địa phương, có cam kết về phục vụ. Theo Đề án 151 “Đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học tuyến y tế cơ sở tỉnh giai đoạn 2010-2020”, toàn huyện hiện có 10 người đang theo học. Nếu tất cả số cán bộ này sau khi học xong về huyện công tác thì huyện vẫn thiếu bác sĩ. Tuy nhiên, chưa thể dám chắc rằng 100% cán bộ sau khi học xong đều trở về “quê”. Do đó, đề nghị các cán bộ cần thực hiện đúng cam kết như trước khi đăng ký đi học. Mặt khác cần có thêm cơ chế hỗ trợ, thu hút cán bộ y tế có trình độ về địa bàn khó khăn công tác.

 

                                                                  Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục