Khoảng 85% người có tuổi bị ít nhất một bệnh mạn tính và họ có thể cải thiện tình hình sức khỏe thông qua chế độ ăn. GS. Albert Barrocas, chuyên gia về ngoại khoa và dinh dưỡng tại New Orleans cho biết: “Chế độ ăn tốt không phải phương thuốc trị bệnh, nhưng nó có thể giảm bớt những đau đớn của người bệnh, thậm chí còn giúp một số người không phải dùng thuốc”.
Đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng
Trong khi ở người trẻ tuổi, thừa cân là nguy cơ lớn gây đái tháo đường và bệnh tim mạch, thì người cao tuổi lại phải đối đầu với nguy cơ suy dinh dưỡng. Khi bạn đời khuất núi, người còn lại sẽ chẳng thiết nấu nướng hoặc không biết làm thế nào để có bữa ăn lành mạnh. Bệnh viêm khớp, bệnh tim hay các bệnh khác khiến việc nấu ăn trở nên khó khăn. Bệnh Alzheimer làm người bệnh quên ăn. Khi dùng kháng sinh, người bệnh có thể thấy miệng đắng ngắt. Tóm lại, có vô số lý do khiến người cao tuổi có thể rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Điều này không có lợi vì họ sẽ không đủ sức chống lại bệnh tật.
8 sáng kiến sàng lọc dinh dưỡng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với người cao tuổi, thừa 10% trọng lượng tốt hơn là thiếu 10%. Vì vậy, các chuyên gia của Hội dinh dưỡng Hoa Kỳ đã kết hợp với Viện hàn lâm Bác sĩ Gia đình (tổ chức bác sĩ về chăm sóc sức khỏe ban đầu lớn nhất Hoa Kỳ), đề ra “Sáng kiến Sàng lọc Dinh dưỡng”. Đây là những hướng dẫn thiết thực, còn ít được biết đến, về chế độ dinh dưỡng cho người có tuổi, liên quan tới 8 bệnh mạn tính như: ung thư, sa sút trí tuệ, đái tháo đường, huyết áp cao, loãng xương... Nội dung khuyến cáo này bao gồm:
Chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp giảm bớt sử dụng thuốc. |
1. Kiểm soát sự thiếu cân: trọng lượng 55kg có thể là vừa với một người cao 165cm ở độ tuổi 30, nhưng lại là thiếu với người 65 tuổi. Sụt 4,5kg ngoài ý muốn trong 6 tháng là một dấu hiệu nguy hiểm. Ví dụ, sự giảm cân đột ngột ở người cao tuổi có thể là dấu hiệu sớm của sa sút trí tuệ.
2. Một số thuốc thông dụng, như digoxin để điều trị suy tim, có thể làm giảm trầm trọng sự thèm ăn của người cao tuổi.
3. Người có tuổi thường không cảm thấy ngon miệng khi ăn thịt, nhưng protein tạo nên cơ bắp và giúp cơ thể phục hồi sau bệnh tật. Nên nhớ tới những thức ăn giàu đạm khác như: đậu, bơ, lạc và trứng.
4. Khi có tuổi, người ta thường thích ăn ngọt. Thói quen này không phải là xấu. Bệnh nhân Alzheimer cần tăng cân có thể dùng món bánh rán nếu họ thích. Năng lượng giúp trì hoãn thời điểm phải nuôi bệnh nhân qua ống. Hãy dùng những thức ăn được cắt nhỏ bằng ngón tay, vì người bệnh có thể đã quên cách dùng đũa.
5. Đảm bảo là người bệnh huyết áp cao dùng đủ canxi. Đây là cách tự nhiên để làm giảm huyết áp. Tất cả bệnh nhân có nguy cơ suy tim phải giảm lượng muối ăn.
6. Dùng đủ nước. Trung bình mỗi ngày cần uống 6 - 8 cốc (225ml) các loại: nước trắng, nước hoa quả, sữa, trà, cà phê.
7. Rất nhiều chuyên gia khuyến cáo dùng bổ sung vitamin B12 ở người cao tuổi, vì cùng với tuổi tác, sự hấp thu chất này cũng giảm.
8. Thay đổi lời khuyên về chế độ ăn cho phù hợp với từng bệnh nhân. Đa số bệnh nhân thận cần chế độ ăn nghèo đạm, nhưng một số dạng bệnh thận lại cần nhiều đạm hơn một chút.
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 67 năm Ngày thành lập qQân đội nhân dân Việt Nam và 22 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân, ngày 22/12, Hội CCB Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Hội CCB Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Công ty CP Đầu tư và phát triển đô thị Sông Đà tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa cho 2 gia đình chính sách của huyện Kim Bôi.
(HBĐT)- Theo Sở Y tế, toàn tỉnh hiện có 436 cơ sở hành nghề dược trên địa bàn. Trong đó có 15 công ty dược, 30 nhà thuốc, 178 quầy thuốc, 212 đại lý bán thuốc. Thực hiện lộ trình xây dựng nhà thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (GPP), đến tháng 12/2011, toàn tỉnh có 25/30 nhà thuốc, 43/178 quầy thuốc đạt GPP.
Báo Sức khỏe&Đời sống đã có nhiều bài phản ánh thực trạng lạm dụng thuốc trừ sâu (TTS) trong sản xuất nông nghiệp nhằm bảo vệ năng suất cây trồng đã trở nên đáng báo động. Nguy hại chính ở chỗ việc dùng TTS không kiểm soát liều lượng dẫn tới việc sâu hại “nhờn” thuốc theo thời vụ, người trực tiếp phun thuốc không có bảo hộ lao động bị ngộ độc từ chính những lọ TTS đang dùng.
Trước tình trạng ở nhiều địa phương, cán bộ kiểm dịch cơ sở vì lợi riêng đã cấp giấy kiểm dịch khống đối với các đàn gia súc, gia cầm vận chuyển đi các nơi tiêu thụ, thậm chí còn hợp thức hóa gia cầm nhập lậu từ biên giới, heo và trâu bò mắc dịch lở mồm long móng, tai xanh từ vùng có dịch ra chợ, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần vừa yêu cầu Cục Thú y phải mạnh tay xử lý những cán bộ vi phạm.
Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều. Cũng có thể do dùng thuốc uống, thuốc tiêm dẫn đến quá mẩn gây ra. Còn dị ứng mãn tính, thường vì gan không khỏe, suy yếu lâu hóa nhiệt, hoặc vì có bệnh mãn tính như ký sinh trùng ở ruột, viêm thận, viêm gan, kinh nguyệt không đều...
(HBĐT) - Năm 2011, tình hình dịch bệnh trong cộng đồng trên toàn quốc và tại tỉnh ta diễn diễn phức tạp như bệnh tay-chân-miệng, phát ban dạng sởi. Một số công trình y tế phải tạm đình hoãn theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ, trong khi đó, nhiều đơn vị thuộc ngành y tế chưa có trụ sở làm việc hoặc quá chật hẹp; nhân lực trình độ chuyên môn cao còn thiếu. Mặc dù vậy, ngành Y tế đã nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, từng bước đẩy lùi dịch bệnh.