Nhân dịp năm mới, tạp chí Prevention của Mỹ cập nhật, giới thiệu một số cách phòng ngừa bệnh ung thư mới ở phụ nữ dựa trên các nghiên cứu lâm sàng do Trung tâm ung thư Moffitt của Mỹ thực hiện.

1. Chú ý đến nguồn nước sinh hoạt hàng ngày

Theo nghiên cứu của Nhóm công tác môi trường thuộc Bộ Môi trường Mỹ, nếu nguồn nước sinh hoạt không được xử lý, không được lọc kỹ trước khi sử dụng sẽ làm gia tăng bệnh ung thư bởi nó có chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh và hóa chất độc hại làm gián đoạn nội tiết tố của cơ thể. Không nên uống nước trực tiếp từ vòi, không nên đựng nước trong bình nhựa mà thay bằng bình thép không gỉ, thủy tinh hay sành sứ để tránh tiết ra các chất ô nhiễm, đặc biệt là BPA.

2. Tránh xa hóa chất độc hại

Các loại nhiên liệu dùng cho phương tiện giao thông, các chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp, thuốc nhuộm tóc, than tổ ong... là nguồn rò rỉ hóa chất gây ung thư rất mạnh, nhất là khí benzen, bám vào da và ngấm vào cơ thể. Vì vậy khi phải tiếp xúc với các hóa chất này cần mang phòng hộ đầy đủ và hạn chế tối đa thời gian phơi nhiễm.

3. Nên ướp thịt trước khi nướng


Các loại thịt chế biến quá kỹ, nướng trực tiếp trên ngọn lửa hay trên than hồng có thể tạo ra các chất amine dị vòng (heterocyclic amines) và hydrocacbon thơm đa vòng, thủ phạm làm tăng bệnh ung thư. Theo nghiên cứu của Trung tâm phòng chống ung thư Anderson, ĐH Texas, để giảm thiếu các chất độc hại nói trên, trước khi nướng nên bổ sung thêm gia vị và ướp ít nhất một giờ trước khi nướng. Lý do, gia vị giàu chất chống ô-xy hóa có thể cắt giảm tới 87% nguy cơ gây ung thư phát sinh từ thịt nướng.

4. Nên dùng cà phê đã lọc cafein

Theo nghiên cứu do các nhà khoa học Anh thực hiện 2010, những người uống 5 tách cà phê không còn cafein/ngày giảm được tới 40% nguy cơ ung thư não so với những người uống ít hơn hoặc không uống. Ngoài ra, với tần suất dùng 5 tách ngày còn có tác dụng giảm nguy cơ ung thư miệng, vòm họng, thậm chí tác dụng ngừa ung thư của cà phê không cafein còn tốt hơn cả trà, nhất là phòng chống bệnh ung thư não.

5. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước và các chất lỏng khác có thể làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang thông qua cơ chế làm loãng nồng độ tác nhân gây ung thư trong nước tiểu và giúp bàng quang đẩy nhanh nước tiểu ra ngoài. Vì tác dụng của nước, Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cao nên uống ít nhất 8 cốc nước hay chất lỏng mỗi ngày được xem là mang lại lợi thế cao nhất.

6. Tăng cường nhóm rau xanh thẫm màu

Theo nghiên cứu, rau xanh có màu thẫm là do hợp chất chlorophyll tạo nên, nhóm thực phẩm này rất giàu ma-giê có tác dụng làm giảm ung thư ruột kết ở phụ nữ, thông qua nguyên lý giúp cho tế bào phát triển ổn định, không bị đột biến. Chỉ cần ăn 1/2 bát rau xanh thẫm màu như rau bina, bông cải nấu chín sẽ cung cấp khoảng 75mg ma-giê hay 20% lượng dinh dưỡng cơ thể cần mỗi ngày.

7. Tăng cường thực phẩm dạng hạt nguyên chất


Nhóm thực phẩm này giàu xêlen, chất chống oxy hóa làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang, giảm nguy cơ ung thư phổi và ung thư đại trực tràng. Các nhà nghiên cứu cho rằng selen không chỉ bảo vệ tế bào trước nguy cơ tấn công của các gốc tự do mà còn tăng cường chức năng miễn dịch và ngăn chặn hình thành các mạch máu nuôi khối u hay còn gọi là giải pháp để đói khối u.
 
Những thực phẩm chứa chất này rất đa dạng như đậu đỗ, lạc, hạt hướng dương, hạt lanh, quả hạch..., nhất là nhóm hạt thô, nguyên chất, ít qua chế biến, kể cả lúa mì lúa mạch, kê, gạo... Ngoài ra, người tiêu dùng cũng nên trang bị kiến thức tối thiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm, chọn mua thực phẩm sạch bởi theo nghiên cứu, một số loại thực phẩm bán ngoài chợ có cả thuốc trừ sâu, hóa chất chứa trên 40 chất gây ung thư nguy hiểm.

8. Đi bộ giảm thư vú

Theo nhiều nghiên khoa học phát hiện thấy tập thể dục như đi bộ nhanh 2 giờ một tuần cắt giảm tới 18% nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Vì lợi thế này mọi người nên duy trì cuộc sống vận động, hạn chế cuộc sống tĩnh tại, nằm hay ngồi nhiều. Đơn giản, vận động giúp cho cơ thể đốt cháy chất béo, làm giảm quá trình sản xuất estrogen gây tăng ung thư vú. Ngoài luyện tập thể thao, nên duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý bởi qua nghiên cứu, Hiệp hội ung thư Mỹ (ACS) cho biết béo phì là nguyên nhân gây tử vong vì ung thư ở phụ nữ tới 20% và nam giới là 14%. Nên duy trì trọng lượng cơ thể ở ngưỡng hợp lý với BMI từ 21-25. BMI được tình bằng công thức BMI= trọng lượng: (chiều cao)2. Trọng lượng tính bằng kg, chiều cao tính bằng mét. Ví dụ, một người nặng 55 kg, cao 1,6 mét thì BMI= 55:(1,6)2 = 21,48 . Nếu IBM 18,5- 24,9 là bình thường, từ BMI= 25-30 là thừa cân và trên 30 được xem là béo phì

9. Không nên giặt khô

Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ thực hiện năm 2011thì dung môi có tên là perc (viết tắt của perchloroethylene) được sử dụng trong quá trình giặt khô có thể làm gia tăng bệnh ung thư gan, thận và bạch cầu.
 
Để hạn chế nên giặt ướt, dùng chất tẩy, xà phòng có chất lượng cao.
 

10. Hạn chế dùng điện thoại di động

Sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) mang lại nhiều lợi ích cho con người, nhưng gần đây qua nghiên cứu khoa học phát hiện thấy công cụ nói trên có thể làm gia tăng bệnh ung thư. Vì lý do sức khỏe, mọi người nên hạn chế tối đa mang ĐTDĐ bên mình, nên dùng điện thoại cố định, thực hiện những cuộc gọi ngắn hoặc nhắn tin, dùng tai nghe khi đàm thoại để hạn chế bức xạ, nhất là ở phụ nữ giai đoạn mang thai.

11. Chú ý khi dùng axit folic ở phụ nữ

Nên chú ý khi dùng thực phẩm giàu axit folic, đây là vitamin nhóm B, rất cần cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh và nguy cơ ung thư, tuy nhiên khi dùng nên tư để hạn chế mặt trái. Nạp quá nhiều axit folic dạng tổng hợp có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết, ung thư phổi và tuyến tiền liệt.

12. Hạn chế các chiếu chụp không cần thiết

Kỹ thuật chụp CT (Computed Tomography gồm chụp quét cắt lớp điện toán để chẩn đoán hình ảnh, sử dụng tia x tạo ra các bức ảnh về mặt cắt các bộ phận trên cơ thể) là công cụ chẩn đoán tuyệt vời nhưng nếu lạm dụng sẽ tạo ra mức bức xạ cao hơn cả chụp X-quang, thủ phạm làm gia tăng bệnh ung thư nguy hiểm.
 
Qua nghiên cứu cho thấy, 1/3 số ca chụp CT là không cần thiết và như vậy, nếu quá tin vào kỹ thuật này vừa tốn tiền lại làm tăng bệnh, nhất là bệnh ung thu bạch cầu. Nếu thực sự cần mới nên dùng siêu âm hoặc MRI.
 
 
                                                                    Theo Dantri

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục