Qua phân tích các mẫu rau quả, Sở Nông nghiệp -Phát triển nông thôn Đác Lắc đã phát hiện một mẫu rau muống trồng tại huyện Krông Pách và một mẫu rau mùng tơi trồng tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đác Lắc, bị nhiễm chì vượt mức quy định.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Huyên, Trưởng phòng Kế hoạch Nghiệp vụ, Sở Y tế Đác Lắc, cho biết, chì là một kim loại nặng, nếu ăn phải sẽ tích tụ từ từ trong cơ thể, gây ra tình trạng rối loạn về mặt di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trung bình liều lượng chì tối đa có thể chấp nhận hằng ngày cho người do thức ăn cung cấp, được tạm thời quy định là 0,005mg/kg thể trọng. Ngộ độc cấp tính do chì thường ít gặp; nhưng ngộ độc thường do ăn phải thức ăn có chứa một lượng chì, tuy ít nhưng liên tục hằng ngày. Chỉ cần hằng ngày cơ thể hấp thu từ 1mg chì trở lên, sau một vài năm, sẽ có những triệu chứng: hơi thở thối, sưng lợi với viền đen ở lợi, da vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau khớp xương, bại liệt chi trên tay bị biến dạng, mạch yếu, nước tiểu ít, phụ nữ dễ bị sẩy thai.
Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Huyên, nguyên nhân của việc nhiễm chì có thể do cách bảo quản rau xanh của người bán như để gần đường, không che đậy, khói bụi bám vào… Rau xanh nhiễm chì còn có thể là do nông dân đã trồng rau ở những nơi có nguồn đất, nguồn nước bị nhiễm độc, gần bãi rác, môi trường ô nhiễm hoặc sử dụng nước thải để tưới.
Trước tình trạng xuất hiện rau nhiễm chì, các cơ quan chức năng ở Đác Lắc nên tăng cường khâu kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm tại các nguồn cung cấp rau xanh, tăng cường thêm các điểm bán rau sạch ở các chợ để người dân có cơ hội được chọn mua rau sạch, rau an toàn…
Theo NhanDan
Thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), dịch cúm gia cầm đang xuất hiện trở lại tại Việt Nam. Trong khi cả nước lo ứng phó với virus cúm gia cầm H5N1 thì trên địa bàn TPHCM, tình trạng bày bán tràn lan gia cầm, heo bệnh, heo không kiểm dịch vẫn diễn ra.
Dự thảo thông tư giá viện phí mới đã hoàn thành với sự đồng thuận của liên bộ: Y tế, Tài chính, Lao động thương binh xã hội và Bảo hiểm xã hội. Đáng chú ý, đề xuất tăng giá viện phí tới đây có hơn 400 danh mục dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh về giá, nhiều hơn so với đề xuất ban đầu của Bộ Y tế…
Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp Tết, số trẻ mắc bệnh đường hô hấp thường tăng cao. Bệnh thường phát sinh và lây truyền nhanh trong những ngày Tết vì mật độ người đông, nhất là ở những nơi vui chơi công cộng. Khi bị ốm, trẻ thường quấy khóc, ho, hắt hơi... sẽ làm bắn nước bọt, đờm dãi ra xung quanh có kèm theo vi khuẩn hoặc virut gây bệnh, trẻ khỏe hít thở phải nên bị lây nhiễm.
Thực nghiệm khoa học đã chứng minh: có mối tương quan tỉ lệ thuận giữa hoạt động thể lực và khối lượng xương. Người nào càng năng hoạt động thì xương càng chắc khỏe và ngược lại, những ai ít hoạt động thì xương bị mềm yếu, nguy cơ thưa xương, loãng xương đã cận kề.
Ai đó là bác sĩ, nhất lại là bác sĩ Khoa Chấn thương thì đã quá quen với các tai nạn con mắt xẹp lép đầy máu, bệnh nhân đau đớn và khuôn mặt tái mét luôn miệng run rẩy hỏi “có cứu được không bác sĩ?”. Gia đình, người thân của họ thì đứng đầy ở ngoài.
Theo Cục Y tế dự phòng, tại Việt Nam, giai đoạn từ năm 2001-2011, trung bình ghi nhận 650 trường hợp mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu mỗi năm, chủ yếu ở các tỉnh khu vực miền Bắc. Bệnh có xu hướng giảm từ năm 2006 đến nay (năm 2011 ghi nhận 305 trường hợp mắc và 4 trường hợp tử vong). Các ca bệnh xảy ra chủ yếu vào mùa xuân. Bệnh có thể lây từ người sang người qua nước bọt nên có thể gây thành dịch, nhất là trong các nhà trẻ, gia đình, khu phố. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này cũng như có biện pháp thiết thực, chủ động phòng bệnh cho bản thân và gia đình.