Bà Ẻ ra vườn bẻ cành cây vào minh chứng cho phương pháp phá thai của mình.

Bà Ẻ ra vườn bẻ cành cây vào minh chứng cho phương pháp phá thai của mình.

Bà lang Ẻ đưa đoạn que được “phù phép” dài khoảng 4cm vào tử cung của sản phụ ngoáy 3 lần… và hậu quả là 1 sản phụ nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Điều đáng nói là cách làm này đã từng gây ra nhiều ca biến chứng cách đây 5 năm.

 

Sau sự việc sản phụ B.T.H (42 tuổi ở xóm Côm, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn) băng huyết, nhiễm trùng, phải truyền 6 đơn vị máu vì muốn phá thai 4 tháng tuổi, đoàn thanh tra Sở Y tế Hòa Bình đã đến kiểm tra nơi chị H. phá thai. Đó là nhà của bà Bùi Thị Ẻ (80 tuổi, ở xóm Cọi, xã Yên Phú, Lạc Sơn).

 

Tại đây, bà É không hề giấu giếm, thậm chí còn rất hãnh diện khi nói về nghề của mình. Bà mô tả ngay phương pháp của mình khi được hỏi bằng cách ra vườn bẻ một cành cây nhỏ dài khoảng 4cm, đường kính 1cm và gọi là cây nọc rồi đặt lên bàn thờ để chài vào chiếc que. Sau đó dùng que này chọc vào tử cung của sản phụ ngoáy 3 lần và cho sản phụ về.  

 

Bà É cho biết bắt đầu nghề này từ năm 35 tuổi và do mẹ đẻ truyền lại và làm là để vì sức khỏe!?

 

Về trường hợp biến chứng của chị H., bà É cho biết chị H. là cháu dâu. Bà đã từng từ chối phá thai này nhưng chị H. nài nỉ quá. Trước đó, chị H. cho biết chị chọn bà Ẻ vì ngại lên tuyến tỉnh tốn kém (tuyến huyện chỉ nhận những trường hợp thai dưới 12 tuần tuổi còn lại phải lên tuyến tỉnh).

Đoàn Thanh tra Sở y tế Hòa Bình làm việc với bà Ẻ.

Đoàn thanh tra Sở y tế đã yêu cầu bà phải cam kết chấm dứt việc hành nghề trái phép.

 

Trên thực tế, các ca biến chứng do phương pháp phá thai này đã từng xảy ra năm 2006 và đã phải làm cam kết không thực hiện công việc này.

 

Chị Phạm Thị Hương, Phó trưởng khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Lạc Sơn cho biết: “Trước đây “cơ sở nạo phá thai” của bà ở ngoài chòi cá, giờ xã đã lấy lại bà về ở với con trai nên bà cũng hạn chế làm do chính quyền địa phương ngăn cấm, và con trai bà cũng không cho làm”.

 

 “Sau sự việc của chị H., tôi cũng sợ lắm rồi. Đã có mấy người tới nhờ phá thai nhưng tôi dắt tay đuổi ra khỏi nhà, tôi hứa sẽ không làm nghề này nữa”, bà Ẻ cam kết tại buổi làm việc với đoàn thanh tra.

 

Chúng tôi ra về, nhưng trong lòng vẫn canh cánh lỗi lo, liệu bà Ẻ có thực hiện theo đúng cam kết, liệu có còn sản phụ nào là nạn nhân của hành vi phá thai bằng que…? Tôi chợt nhớ lại lời bà nói: nghề này chỉ truyền cho con gái, không truyền cho con trai, mà bà chỉ có một con trai duy nhất, hy vọng rằng sẽ không còn “hậu duệ” nào của bà xuất hiện.

 
 
 
                                                                     Theo DanTri
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc: Chuyển biến từ cuộc vận động lớn

(HBĐT) - “Gắn với lời Bác Hồ dạy “Lương y như từ mẫu”, CVĐ đã giúp mỗi cán bộ, y - bác sỹ thêm nỗ lực rèn luyện y đức, quan tâm chăm sóc bệnh nhân tận tình và ngày càng được nhân dân tin yêu” - Đó là những nhận định đầy tin tưởng của bác sĩ Trần Quốc Mạnh, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Tân Lạc về kết quả thực hiện CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại Bệnh viện đa khoa huyện trong những năm qua.

Thuốc bảo hiểm y tế: Phân biệt cứng nhắc, bệnh nhân thêm khó

Dù đóng tiền BHYT như nhau, nhưng nếu đăng ký tuyến trên, người bệnh sẽ được hưởng miễn phí nhiều loại mà tuyến dưới không thể “kê” được.

Canh thuốc tốt cho sản phụ són tiểu

Phụ nữ sau đẻ thường đi tiểu nhiều lần, tiểu són hoặc tiểu không tự chủ, đó là do trương lực cơ thắt của bàng quang giảm, công năng của phế tỳ thận sút kém. Thận hư không chế ước được thủy dịch, phế tỳ hư không thu nhiếp được cũng ảnh hưởng đến sự bế tàng của bàng quang mà sinh tiểu són, tiểu không tự chủ. Xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc chị em có thể sử dụng hằng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh.

Phát hiện gần 600 ca bệnh tay-chân-miệng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm YTDP tỉnh, tính đến ngày 5/4, toàn tỉnh đã ghi nhận 598 ca bệnh lâm sàng về tay chân miệng. Địa phương có số ca mắc nhiều nhất là TPHB 105 ca, tiếp đến là huyện Kim Bôi 100 ca, Đà Bắc 82 ca…

Rau mầm có thể gây ngộ độc

Hiện nay, trước tình trạng mất an toàn vệ sinh của các loại rau củ, nhiều người đã chọn cho mình phương thức tự trồng hoặc mua rau mầm. Tuy nhiên, đã từng xảy ra những vụ ngộ độc rau mầm, gây nguy hiểm cho sức khoẻ người ăn rau.

Gián đất làm thuốc

Gián đất, còn gọi là địa miết trùng, thổ miết trùng, địa ô quy, tiết tiết trùng, giá trùng…, tên khoa học là Eupolyphaga sinensis Walker, vị mặn, tính lạnh, có độc, có công dụng hoạt huyết hoá ứ, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh lợi sữa, được dùng để chữa các chứng trùng hà tích tụ, bế kinh, đau bụng sau sinh nở do ứ huyết, tắc tia sữa, tổn thương do trật đả, viêm loét miệng, tê lưỡi, cứng lưỡi, lao hạch…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục