Trong khi các chất Ractopamin (chất tạo nạc) bị Bộ NN&PTNT cấm thì vẫn được Bộ Y tế đưa vào danh mục sử dụng và có quy định rõ trường hợp sử dụng và hàm lượng.

 

“Đây là việc khiến nhiều doanh nghiệp lợi dụng để biện minh rằng Bộ NN&PTNT cấm nhưng Bộ Y tế đâu có cấm”, Ý kiến của ông Lê Văn Bầm, Vụ phó Vụ Khoa học công nghệ (Bộ NN&PTNT).

 

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, 4,8% số mẫu có chất cấm thì vẫn là có vấn đề. Những chất mà Bộ NN&PTNT cấm thì hộ chăn nuôi hoàn toàn không được sử dụng, nếu cố tình sử dụng là trái luật pháp.

 

Còn về việc Bộ Y tế vẫn cho sử dụng chất cấm này với hàm lượng tối thiểu thì ngành chăn nuôi cũng cần nghiên cứu xem xét điều này có khoa học không, có phù hợp với thông lệ quốc tế không, có ảnh hưởng sức khỏe con người không để kiến nghị sửa đổi.

 

Ông Hoàng Văn Năm, quyền Cục trưởng Cục Thú y quả quyết, thông tin sàng lọc 43% số mẫu dương tính với chất tạo nạc được đưa ra ban đầu là con số rất đáng báo động.

 

Trong vòng một tháng qua, sau khi tăng cường kiểm tra, thì tỷ lệ số vụ vi phạm đã giảm là thực tế. Tuy nhiên, ông Năm cho biết,  thông thường chất tạo nạc chỉ được người chăn nuôi đưa vào thức ăn 15-20 ngày trước khi bán lợn, nếu cho ăn sớm quá lợn sẽ chết.

 

Các chất này đến với người chăn nuôi qua các nguồn phân phối nhỏ lẻ. Khi thông tin này rộ lên đến nay đã được 1 tháng, người dân sợ nên nhiều hộ đã dừng lại không sử dụng nữa, nên tỷ lệ số mẫu dương tính được kiểm tra giảm là đương nhiên.

 

Kết quả bước đầu này là một sự báo động cho xã hội. Vấn đề bây giờ là phải mạnh tay trong việc xử lý, không coi đây là chiến dịch mà phải làm thường xuyên, liên tục giám sát, theo dõi và xử lý kịp thời.

 

Nếu người chăn nuôi nào tái phạm lần 2, phải cương quyết không cho chăn nuôi nữa. Về việc xử lý các cơ sở vi phạm, đoàn kiểm tra lập biên bản, kiến nghị xử lý nhưng việc xử lý là của chính quyền địa phương nên nhiều khi xảy ra tình trạng Cục yêu cầu nhưng chưa có gì để đảm bảo địa phương sẽ thực hiện.

 

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Cục Phó Cục Chăn nuôi cho biết, tính đến nay các tỉnh bị phát hiện có sử dụng chất tạo nạc đã có văn bản gửi Cục và Cục sẽ xử lý trình lên Chính phủ. Riêng tỉnh Đồng Nai, UBND tỉnh đã có công văn trình lên Chính phủ về sự việc người chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong thời gian qua.

 

 

 

                                                                 Theo DanTri

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ngay tại phòng khám, bệnh nhân được y tá, bác sĩ của Bệnh viện khám phân khoa và hướng dẫn thủ tục nhập viện tận tình, chu đáo.
Người bệnh tuyến quận/huyện phải mua các thuốc đơn giản có trong danh mục BHYT.
Không có hình ảnh

Phát hiện gần 600 ca bệnh tay-chân-miệng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm YTDP tỉnh, tính đến ngày 5/4, toàn tỉnh đã ghi nhận 598 ca bệnh lâm sàng về tay chân miệng. Địa phương có số ca mắc nhiều nhất là TPHB 105 ca, tiếp đến là huyện Kim Bôi 100 ca, Đà Bắc 82 ca…

Rau mầm có thể gây ngộ độc

Hiện nay, trước tình trạng mất an toàn vệ sinh của các loại rau củ, nhiều người đã chọn cho mình phương thức tự trồng hoặc mua rau mầm. Tuy nhiên, đã từng xảy ra những vụ ngộ độc rau mầm, gây nguy hiểm cho sức khoẻ người ăn rau.

Gián đất làm thuốc

Gián đất, còn gọi là địa miết trùng, thổ miết trùng, địa ô quy, tiết tiết trùng, giá trùng…, tên khoa học là Eupolyphaga sinensis Walker, vị mặn, tính lạnh, có độc, có công dụng hoạt huyết hoá ứ, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh lợi sữa, được dùng để chữa các chứng trùng hà tích tụ, bế kinh, đau bụng sau sinh nở do ứ huyết, tắc tia sữa, tổn thương do trật đả, viêm loét miệng, tê lưỡi, cứng lưỡi, lao hạch…

Thành phố Hòa Bình: Trên 300 người tham gia "Ngày hội hiến máu tình nguyện" đợt II

(HBĐT) - Hưởng ứng ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4, sáng ngày 6/4, Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thành phố Hòa Bình phố hợp với Viện Huyết học và truyền máu Trung ương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình (CĐSP) tổ chức "Ngày hội hiến máu tình nguyện" đợt II, năm 2012.

Triển khai Tháng hành động tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó

(HBĐT) - Chi cục Thú y vừa triển khai Tháng hành động tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó kéo dài từ ngày 1/4 đến ngày 15/5.

Khẩn cấp chống dịch tay - chân - miệng

Tại hội nghị tăng cường các biện pháp giảm tử vong do bệnh tay - chân - miệng (TCM) tổ chức ngày 5-4 tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Y tế nhận định, trước tình hình dịch bệnh TCM đang lây lan ở mức độ nguy hiểm trên khắp cả nước, các địa phương cần khẩn trương nâng cao năng lực điều trị tại các bệnh viện tuyến dưới bằng việc trang bị các phương tiện cần thiết, đồng thời tăng cường tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục