Theo thống kê, 80% bệnh nhân đột quỵ (tai biến mạch máu não) không thể tiếp tục lao động, 25% bệnh nhân phải nằm liệt giường hoặc luôn cần người phụ giúp, chăm sóc. Để phòng tránh những hậu quả hết sức nặng nề như vậy, người bị đột quỵ cần phải làm gì? Một chế độ điều trị tích cực và phòng bệnh đúng cách sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn và ngăn ngừa đột quỵ tái phát.
Phục hồi cho bệnh nhân đột quỵ
Để phục hồi cho bệnh nhân sau đột quỵ cần phối hợp nhiều liệu pháp: thay đổi lối sống, vật lý trị liệu, điều trị nội khoa (dùng thuốc).
Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia là những việc đơn giản nhất và cần làm trước tiên. Bệnh nhân phải ăn uống theo đúng chế độ được hướng dẫn, chẳng hạn người tăng huyết áp phải ăn nhạt, người tăng mỡ máu phải ăn ít thực phẩm chứa nhiều chất béo, người tiểu đường phải hạn chế ăn chất bột, đồ ngọt…
Các hoạt động tập luyện thể lực giúp bệnh nhân dần lấy lại cảm giác và khả năng vận động, đồng thời ngăn chặn những biến chứng do nằm bất động gây ra như viêm phổi, loét da do tỳ đè, co cứng cơ, cứng khớp...Thời gian hồi phục nhanh và nhiều nhất là ba tháng đầu tiên sau tai biến, do đó bệnh nhân TBMMN nên luyện tập phục hồi chức năng càng sớm càng tốt. Ngay khi còn nằm trong bệnh viện, người nhà đã có thể giúp bệnh nhân cử động chân tay, giúp bệnh nhân tập đi. Sau khi xuất viện, một kế hoạch tập luyện cần được lập ra với từng giai đoạn, từng bài tập. Bệnh nhân có thể tự tập ở nhà hoặc đến các trung tâm phục hồi chức năng để được hướng dẫn và trợ giúp.
Bệnh nhân sau khi ra viện cần tuân thủ dùng thuốc theo toa của bác sĩ để kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu, mức đường huyết, ngăn ngừa huyết khối… Bệnh nhân không được tự ý ngưng thuốc và phải tái khám đúng hẹn để được bác sĩ điều chỉnh chế độ điều trị.
Ngăn ngừa huyết khối – ngăn ngừa đột quỵ tái phát
Khi huyết khối hình thành và làm tắc mạch máu, phần não không được nuôi dưỡng sẽ chết đi và gây ra đột quỵ. Vì vậy, ngăn ngừa hình thành và làm tan huyết khối sẽ giúp phòng ngừa đột quỵ.
Ngăn ngừa hình thành và làm tan huyết khối giúp phòng ngừa đột quỵ |
Các thuốc chống huyết khối như Aspirin, Clopidogrel có hiệu quả tốt trong ngăn ngừa hình thành cục máu đông, tuy nhiên lại dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu, xuất huyết dạ dày – tá tràng. Để sử dụng lâu dài, Nattokinase – enzym chiết xuất từ đậu tương lên men là lựa chọn an toàn hơn vì nó làm tiêu sợi huyết mà không ảnh hưởng đến các yếu tố bảo vệ dạ dày. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Quân y 103 trên 73 bệnh nhân đột quỵ đã cho thấy, hiệu quả của Nattokinase hoàn toàn tương đương với Aspirin và không gây ra bất kì biến chứng nào.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chế phẩm có chứa Nattokinase, tuy nhiên người bệnh nên chọn sản phẩm nào có nguồn gốc rõ ràng, hàm lượng Nattokinase đủ cao, chất lượng đảm bào thì mới mang lại hiệu quả, bởi Nattokinase là một loại enzyme rất dễ bị mất hoạt tính, công nghệ bào chế phải đúng tiêu chuẩn thì sản phẩm mới phát huy được tác dụng.
Nattocare - sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ được sản xuất trên dây chuyền tiêu chuẩn của FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) sẽ cho chất lượng đảm bảo hơn, hiệu quả điều trị cao hơn so với những sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền và công nghệ lạc hậu. Với hàm lượng Nattokinase cao gấp đôi so với các sản phẩm cùng loại khác, người dùng chỉ cần uống 1 viên NattoCare thay vì 2 viên khác, do đó sẽ giúp tiết kiệm đển một nửa chi phí.
Bên cạnh đó, thành phần Rutin có trong Nattocare có đặc tính chống oxy hóa mạnh, làm bền thành mạch, do đó giảm nguy cơ xuất huyết não do các mạch máu bị vỡ. Vitamin B6 và kẽm tham gia vào cấu tạo của các enzyme chuyển hóa của cơ thể, tốt cho hoạt động của tim, gan và các tế bào thần kinh, giảm rủi ro mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Vì vậy, mỗi ngày uống 1 – 2 viên NattoCare sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và ngăn ngừa đột quỵ tái phát.
Để biết thêm thông tin và được các chuyên gia tư vấn, truy cập website taibienmachmaunao.vn hoặc gọi tới tổng đài 04 3538 1166.
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Thực hiện tốt chế độ thường trực cấp cứu 24/24h, cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân, trong quý I, số lượt bệnh nhân khám bệnh toàn tỉnh là 156.000 người; số bệnh nhân điều trị nội trú 23.251 người, bệnh nhân điều trị ngoại trú 3.178 người; số ngày điều trị nội trú là 144.375 ngày. Công suất sử dụng giường bệnh đạt 93,60%.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 19 và 20/4, đoàn công tác của Bệnh viện Quân y 7 - Cục Hậu cần Quân khu 3 đã tổ chức khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho trên 500 bà con đồng bào dân tộc tại hai xã Hang Kia và Pà Cò (Mai Châu).
(HBĐT) - Năm 2011, công tác xoá đói - giảm nghèo trên địa bàn huyện Kim Bôi đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của Ngân hàng chính sách - xã hội (NH CS-XH) huyện giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, tạo điều kiện cho các hộ đầu tư vào phát triển sản xuất, vươn lên ổn định đời sống.
(HBĐT) - Ngày 20/4, tại thị trấn Lương Sơn, Ban chỉ đạo vận động Hiến máu nhân đạo huyện, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp tổ chức Ngày hội Hiến máu đợt 1. Ngày hội thu hút 600 người tham gia gồm lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức và nhân dân các dân tộc trên địa bàn.
(HBĐT) - Từ ngày 20/3 – 19/4, Ban chỉ đạo 127/ĐP thành phố Hòa Bình đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc kinh doanh thuốc tân dược và dịch vụ khám - chữa bệnh tư nhân tại 79 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc tân dược, các nhà thuốc, đại lý thuốc và cơ sở dịch vụ khám - chữa bệnh tư nhân trên địa bàn.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 18 và 19/4, Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khoẻ tỉnh đã tổ chức 2 lớp tập huấn về hướng dẫn sử dụng tài liệu truyền thông phòng - chống bệnh tay- chân - miệng cho 60 học viên là các cán bộ Trạm y tế xã, Hội Phụ nữ xã và Hội Chữ thập đỏ của 2 huyện Kim Bôi và Kỳ Sơn.