Tự kỷ là căn bệnh của thời đại mà nạn nhân chính là trẻ em. Quá trình điều trị bệnh ít tốn kém nhưng mất khá nhiều thời gian. Nếu được phát hiện, chẩn đoán và can thiệp sớm một cách bài bản, toàn diện, hợp lí và kiên trì thì trẻ có thể tiến bộ tốt, hòa nhập một cách tương đối trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội.

Hay gặp ở trẻ em

Tự kỷ hay còn được gọi là những rối loạn phát triển lan tỏa là một trong những rối loạn nặng, làm suy yếu chức năng và cản trở cuộc sống nhiều nhất. Trong 2 năm đầu đời, trẻ có thể phát triển, vận động tương đối bình thường, sau đó các khả năng đã có lại mất dần đi. Cha mẹ thường đưa con đi khám khi thấy con chậm nói hoặc đã biết nói nhưng gọi lại không trả lời.
 
 Cần phát hiện sớm các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ. Ảnh: TL
Nếu chú ý, cha mẹ sẽ nhận thấy những biểu hiện bất thường xuất hiện khá sớm từ khi trẻ mới 10 - 12 tháng tuổi. Trẻ tự thu mình, không quan tâm đến người khác, không thích chơi chung với trẻ cùng tuổi và chủ động tránh những đứa trẻ này. Không biết chơi các trò chơi bắt chước, những cố gắng để lôi cuốn sự chú ý của trẻ đều vô ích.
 
Bé không tỏ vẻ trìu mến khi được cưng chiều, ít khóc, bé rất ngoan, thậm chí quá ngoan. Khó khăn khi hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Chơi khác thường với đồ chơi. Quá hay kém nhạy cảm với tiếng động, nhìn, nếm sờ hoặc... ngửi. Có thái độ thách thức như hung hăng, tự gây tổn thương hoặc rút lui trầm trọng...

Trẻ thờ ơ, ít đòi hỏi chăm sóc hoặc luôn bứt rứt, quấy khóc, khó ngủ, ít cười, ánh mắt đờ đẫn, không phát âm được khi âu yếm. Khi đến 2 - 3 tuổi, các biểu hiện của bệnh dần bộc lộ rõ. Nhìn chung tất cả trẻ em mắc bệnh tự kỷ đều khiếm khuyết về khả năng tương tác xã hội, khiếm khuyết về khả năng giao tiếp bằng lời (ngôn ngữ) hoặc không lời nói và rối loạn về các hành vi.

Có phải lỗi của mẹ?

Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tìm ra nguyên nhân gây bệnh tự kỷ, mặc dù thế giới không ngừng nghiên cứu về loại rối loạn này. Có những yếu tố góp phần trong rối loạn tự kỷ như di truyền hoặc một số tổn thương não. Ngoài ra, ngạt khi sinh, sang chấn do can thiệp sản khoa, sinh non, vàng da, khuyết tật tâm thần, động kinh, người mẹ khi mang thai nhiễm virut, nhiễm độc… cũng là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh này.

Nhận định tự kỷ là do lỗi của cha mẹ thiếu chăm sóc hoặc do phản ứng vaccin  tiêm chủng… là rất sai lầm, quan niệm này đã đẩy cha mẹ vào tâm trạng luôn dằn vặt mình, cộng với tình trạng bệnh của con đã khiến cha mẹ mắc bệnh trầm cảm. Tình trạng bệnh của cha mẹ lại tác động trở lại đứa con khiến bệnh trẻ càng nặng thêm.

Tuy nhiên, nếu tách trẻ ra khỏi hơi ấm của mẹ quá sớm sẽ khiến trẻ hụt hẫng, mất phương hướng, trẻ dần dần tự cô lập, nếu có sẵn những yếu tố tự kỷ thì bệnh sẽ mau nặng lên. Trẻ được bao bọc quá kỹ lưỡng trong điều kiện vật chất dư thừa, nhưng không được giao tiếp với thế giới bên ngoài, không được hoạt động, tương tác với trẻ khác, cũng khiến hội chứng tự kỷ thêm trầm trọng.
 
Có thể lý giải hiện tượng trẻ em nông thôn ít bị tự kỷ hơn trẻ em thành phố là bởi trẻ nông thôn có điều kiện giao tiếp với cộng đồng thuận lợi hơn, được vận động, vui chơi với những trẻ em khác thoải mái hơn, từ đó sẽ phát triển bình thường, hoặc bị tự kỷ nhẹ thì bệnh có thể hoàn toàn tự khỏi.

Cần được phát hiện sớm

Khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như: Chậm nói, hoặc biết nói rồi ngừng hẳn, chỉ thích chơi một mình, không cười, không tiếp xúc bằng mắt với bố mẹ hay người đối diện, quá say mê một thứ đồ vật nào đó, có những hành vi lặp đi lặp lại, rất thích sắp xếp đồ vật theo thứ tự, ngăn nắp một cách kỳ lạ và có biểu hiện hung hăng khi thứ tự đó bị xáo trộn…
 
Phần lớn các bậc cha mẹ đã nghĩ đến khả năng con bị tự kỷ. Nhưng do mặc cảm, sĩ diện nên giấu bệnh của con, bất hợp tác với bác sĩ, hoặc khi biết con bị tự kỷ thì rơi vào tình trạng chán nản, suy sụp, buông xuôi… khiến bệnh của trẻ ngày càng nặng. Cuộc chiến với căn bệnh tự kỷ thường kéo dài và rất gian nan, việc phát hiện sớm là rất quan trọng, vì phát hiện càng sớm thì việc can thiệp, khắc phục sẽ có kết quả cao hơn, trẻ càng có nhiều cơ hội hòa nhập với cộng đồng, tự lập trong cuộc sống.
 
Trẻ từ 18 - 36 tháng tuổi nếu được phát hiện sớm và can thiệp điều trị bởi đội ngũ nhiều chuyên gia thì có khoảng 30% khả năng trẻ sẽ trở lại bình thường, có thể hòa nhập trở lại với cộng đồng. Quá độ tuổi này, việc can thiệp sẽ gặp khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.
 Một giờ học của trẻ tự kỷ ở TP. Hồ Chí Minh.Ảnh: Duy Khương

Có thể phòng ngừa?

Để tránh nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ, khi mang thai, các bà mẹ cần giữ gìn sức khỏe, kiêng rượu, thuốc lá để hạn chế nguy cơ nhiễm độc, đẻ non, đặc biệt tránh dùng nhiều mỹ phẩm (vì nhiều loại chứa chất thủy ngân - nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tự kỷ)… Sau khi trẻ ra đời, không nên tách trẻ khỏi mẹ quá sớm; Cha mẹ nên dành nhiều thời gian chăm sóc, trò chuyện, chơi đùa với trẻ để giúp trẻ phát triển năng lực, tránh để trẻ bị chấn động về não, hoặc sang chấn tâm lý.

Một thái độ ân cần, một ánh mắt cảm thông là liều thuốc giúp trẻ tự kỷ và cha mẹ đứng vững và tiếp tục bước trên con đường chông gai. Ngược lại, một lời nói hay một cử chỉ kỳ thị dù nhỏ, cũng đủ làm họ rơi vào tuyệt vọng. Cộng đồng xã hội hãy chung tay hành động vì trẻ tự kỷ, phá đi bức tường ngăn cách để các em được hòa nhập với xã hội. Chỉ như thế mới giúp những đứa trẻ vốn đã kém may mắn đỡ thiệt thòi hơn. 

Mỗi năm Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 6.000 trẻ bị nghi mắc bệnh tự kỷ đến khám và điều trị. Trên thực tế, số trẻ mắc tự kỷ rất lớn vì gia đình không biết, hoặc biết mà lơ là, nghĩ là không quan trọng nên không đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị. Hiện ở Việt Nam mới chỉ có một vài trung tâm từ thiện của các tổ chức phi chính phủ hoặc tư nhân điều trị cho trẻ tự kỷ.

Đề án để trẻ tự kỷ đến trường giai đoạn 2010-2015 của Bộ Giáo dục & Đào tạo khẳng định: Đến năm 2015 phải có 90% số trẻ tự kỷ đến trường. Tuy nhiên, thực tế đến nay, số trẻ tự kỷ đến trường vẫn còn nhiều rào cản, con số trẻ đến trường mới chỉ đạt khoảng 60-70%.

 

                                                             Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, trưởng BCĐ phòng chống dịch bệnh nguy hiểm tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.
Ngay sau lễ phát động đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh cùng các thành viên BCĐ phòng chống dịch bệnh nguy hiểm tỉnh và các em học sinh trường tiểu học Lý Tự Trọng (TPHB) đã rửa tay bàng xà phòng hưởng ứng “Chiến dịch quốc gia phòng chống bệnh tay, chân, miệng”
Bỏ được ma túy, anh Giang ở lại đảo lập nghiệp bằng việc trồng rừng, cây ăn quả và chăn nuôi.
Không có hình ảnh

Khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 500 người dân hai xã Hang Kia, Pà Cò

(HBĐT) - Trong 2 ngày 19 và 20/4, đoàn công tác của Bệnh viện Quân y 7 - Cục Hậu cần Quân khu 3 đã tổ chức khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho trên 500 bà con đồng bào dân tộc tại hai xã Hang Kia và Pà Cò (Mai Châu).

Đồng hành cùng người nghèo huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Năm 2011, công tác xoá đói - giảm nghèo trên địa bàn huyện Kim Bôi đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của Ngân hàng chính sách - xã hội (NH CS-XH) huyện giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, tạo điều kiện cho các hộ đầu tư vào phát triển sản xuất, vươn lên ổn định đời sống.

Lương Sơn: 600 người tham gia hiến máu nhân đạo

(HBĐT) - Ngày 20/4, tại thị trấn Lương Sơn, Ban chỉ đạo vận động Hiến máu nhân đạo huyện, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã phối hợp tổ chức Ngày hội Hiến máu đợt 1. Ngày hội thu hút 600 người tham gia gồm lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức và nhân dân các dân tộc trên địa bàn.

Kiểm tra kinh doanh thuốc tân dược và dịch vụ khám - chữa bệnh tư nhân tại TPHB

(HBĐT) - Từ ngày 20/3 – 19/4, Ban chỉ đạo 127/ĐP thành phố Hòa Bình đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc kinh doanh thuốc tân dược và dịch vụ khám - chữa bệnh tư nhân tại 79 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc tân dược, các nhà thuốc, đại lý thuốc và cơ sở dịch vụ khám - chữa bệnh tư nhân trên địa bàn.

Hướng đãn sử dụng tài liệu truyền thông phòng - chống bệnh tay – chân - miệng

(HBĐT) - Trong 2 ngày 18 và 19/4, Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khoẻ tỉnh đã tổ chức 2 lớp tập huấn về hướng dẫn sử dụng tài liệu truyền thông phòng - chống bệnh tay- chân - miệng cho 60 học viên là các cán bộ Trạm y tế xã, Hội Phụ nữ xã và Hội Chữ thập đỏ của 2 huyện Kim Bôi và Kỳ Sơn.

Liên quan rối loạn mỡ máu và bệnh tim mạch

Khi một người có mỡ máu cao có nghĩa là mỡ trong máu của người đó đang bị rối loạn, một số thành phần mỡ trong máu hoặc quá nhiều hoặc quá ít. Khi bị rối loạn mỡ máu thì rất có khả năng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí còn nguy hiểm. Trong số bệnh tật do mỡ máu bị rối loạn gây ra, bệnh về tim mạch là đáng sợ nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục