Thiếu sân chơi, mùa hè trẻ em nông thôn thường rủ nhau đi tắm suối dễ xảy ra đuối nước, cảm nắng (ảnh chụp tại Cầu Đầm Rừng xã Vĩnh Tiến - Kim Bôi).

Thiếu sân chơi, mùa hè trẻ em nông thôn thường rủ nhau đi tắm suối dễ xảy ra đuối nước, cảm nắng (ảnh chụp tại Cầu Đầm Rừng xã Vĩnh Tiến - Kim Bôi).

(HBĐT) - Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, trẻ em cần dành ít nhất 7 giờ mỗi tuần cho các hoạt động thể lực. Đồng thời cũng chỉ rõ sự học quá tải, ít được tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh khiến tỷ lệ trẻ em mắc bệnh trầm cảm ngày càng tăng.

 

Trong xã hội hiện nay, trẻ em luôn là mối quan tâm lớn nhất, bởi vậy nhiều bậc cha mẹ đã thực sự lưu tâm tới việc học tập và vui chơi của con trẻ, nhưng có một thực tế là điểm vui chơi cho trẻ em ở cả khu vực thành thị và nông  luôn ở tình trạng thiếu và yếu. Tỉnh ta cũng không nằm ngoài tình trạng đó.

 

Theo số liệu thống kê của của Phòng Bảo vệ- Chăm sóc trẻ em (Sở LĐ-TB&XH tỉnh), hiện toàn tỉnh có khoảng 46 điểm vui chơi dành cho trẻ em được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị còn duy trì hoạt động. So với con số 199.557 trẻ em ở lứa tuổi dưới 16 cần có không gian, địa điểm để học tập, vui chơi phù hợp thì đó là con số hết sức khiêm tốn.

 

Ở TPHB thông thường hàng năm cứ vào khoảng trung tuần tháng 5, Nhà thiếu nhi tỉnh và Thành Đoàn Hòa Bình, Trung tâm Văn hóa thanh thiếu niên tỉnh đã có kế hoạch bố trí sân chơi và các hoạt động học tập, vui chơi cho trẻ em trong dịp hè. Thế nhưng, nơi có thể gọi là “ sân chơi’ cho trẻ em  vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu của các em nhỏ. Đến với Nhà Thiếu nhi tỉnh các em có thể đăng ký học nhạc, họa, múa, võ thuật, bóng bàn, Tiếng Anh… và có cả đu quay, xe điện... dành cho trẻ nhỏ. Thế nhưng sức chứa của địa điểm học tập, vui chơi này cũng có hạn, hè nào cũng ở tình trạng quá tải.

 

Từ khi Trung tâm thương mại AP Plaza đi vào hoạt động, trẻ em TPHB có thêm 1 địa điểm để vui chơi, giải trí. Ở đây cũng có khu vườn cổ tích xinh sắn dành cho lứa tuổi mẫu giáo, nhưng phần đa là các trò chơi điện tử dành cho các em ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Nhưng để con em được vui chơi trong một không gian như vậy khoảng 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày các bậc cha mẹ cũng phải rút hầu bao với một khoản tiền kha khá. Mặc dù vé vào khu vườn cổ tích 15.000 đồng/lượt/ cháu, 2.000 đồng/1 đồng xèng để chơi các trò chơi điện tử, chưa kể tiền uống nước, ăn kem…khi các cháu có nhu cầu. Những ngày hè nóng nực, khu bể bơi Trung tâm trên đường Trần Hưng Đạo cũng luôn quá tải, đặc biệt là khu vực bể bơi dành cho trẻ em. Phía bờ trái sông Đà, Khu bể bơi nằm trong khuôn viên Khu du lịch sinh thái V’star Resort tuy có phần xa xôi và giá cả cũng “ mắc” hơn nhưng cũng luôn ở tình trạng đông nghịt, nhất là vào các buổi chiều. Tuy nhiên cũng phải nói rõ rằng tất cả những điểm vui chơi, giải trí được điểm qua ở trên hầu như là để dành cho các em nhỏ được sinh ra ở những gia đình có điều kiện, được quan tâm chăm sóc với sự ưu tiên đặc biệt. Còn với những trẻ em nghèo thì việc tiếp cận các dịch vụ vui chơi, giải trí này vẫn chỉ là niềm mơ ước.

 

Đáng lưu tâm nhất là ở khu vực nông thôn, hiện số xã, thị trấn có điểm vui chơi cho trẻ em có thể đếm trên đầu ngón tay. Bà Nguyễn Thị Thảo, Trưởng phòng Bảo vệ- chăm sóc trẻ em (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Cách đây vài năm, được sự sự hỗ trợ từ nguồn quỹ Bảo trợ trẻ em, tỉnh đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho một số điểm vui chơi trẻ em ở các huyện Lương Sơn, Đà Bắc, Mai Châu, Lạc Sơn, Yên Thủy, mỗi huyện từ 1-2 điểm ( trong đó 1 điểm ở huyện và 1 điểm ở xã). Riêng 2 huyện Kỳ Sơn và Cao Phong được sự hỗ trợ của tổ chức Chilfund, mỗi huyện xây dựng được từ 3-4 điểm vui chơi giải trí cho trẻ em. Còn lại, hầu hết các xã đều không bố trí được quỹ đất và cũng không có nguồn kinh phí để tạo dựng những sân chơi theo đúng nghĩa. Những năm gần đây, các ngành, đoàn thể, đặc biệt là Đoàn Thanh niên cũng đã quan tâm tới việc tổ chức các hoạt động hè cho thiếu nhi. Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động này không được thực hiện thường xuyên mà chỉ tập trung vào dịp Quốc tế thiếu nhi (1/6) và Rằm Trung thu, còn lại quỹ thời gian 3 tháng hè các em tự tổ chức học tập, vui chơi sao cho phù hợp với điều kiện gia đình. Bởi vậy, vào mỗi buổi chiều đi dọc theo các tuyến đường từ thành phố, đến nông thôn, không ít đoạn vỉa hè, lề đường được các em nhỏ biến thành sân chơi bóng đá, cầu lông và một số các trò chơi dân gian khác, các ao, hồ cũng được biến thành bể bơi.

 

Mừng vì cô con gái lớn có thành tích học tập tốt lại có được mấy ngày nghỉ lễ 30/4-1/5 khá dài, chị Thu Hoài, phường Tân Thịnh (TPHB) muốn tặng cho con một buổi đi chơi gần thôi để thư giãn. Không có điều kiện để đi xa chị đưa con gái đến một điểm vui chơi phù hợp với lứa tuổi của bé mà đảm bảo được những yếu tố mát mẻ, thoáng đãng gần gũi với thiên nhiên. Điểm đầu tiên mà chị nghĩ đến là Khu vui chơi Bullding dành cho thiếu nhi nằm trong khuôn viên của V’start Rersof, nơi chị đã từng đưa con gái tới đây chơi từ mấy năm trước. Trong ký ức của chị đây là khoảng không gian đẹp, không lớn lắm nhưng nhờ có những rặng cây cao vút nên khá mát mẻ, thoáng đãng bao bọc lấy khu vui chơi của trẻ với những ô tô, tầu hỏa, xích đu, cầu trượt nhà vườn... Thế nhưng, khi đến nơi thì khu vui chơi đó chỉ còn là một khoảng đất trống với những công trình đang được thi công dang dở dưới cái nắng chói chang của ngày hè. Muốn tìm cho các bé một điểm vui chơi thoáng đãng, hòa nhập với thiên nhiên người bạn đi cùng đã vắt óc suy nghĩ rồi quyết định đưa các bé đến một nơi vốn là sân chơi của trẻ tại Khu tập thể chuyên gia có cái tên khá mỹ miều “ Lâu đài gà trống”. Quả thật, đây là nơi hoàn toàn yên tĩnh, không chỉ trẻ em mà cả những người lớn tuổi cũng có thể ngồi trên những chiếc xích đu tận dụng bóng râm và gió trời để làm mát, dỏng tai nghe tiếng ve kêu và hướng tầm mắt ngắm nhìn đàn bướm lượn. Nhìn vào khoảng sân trống với nền đất đỏ au trơn mịn, cỏ dại không thể chen chân cũng có thể hiểu rằng đây là điểm vui chơi thu hút khá đông đảo trẻ em sống ở trong và ngoài khu dân cư. Thế nhưng, điều đáng nói là dường như đã lâu, nơi này không có bàn tay chăm sóc của người lớn. Ở những góc sân trẻ em không đặt chân đến cỏ dại mọc um tùm, lá khô, rác thải có thể gom thành đống. Còn những chiếc ghế đá và tòa lâu đài nhỏ xinh vẫn vẹn nguyên hình dạng nhưng bề mặt bên ngoài được phủ thêm màu của thời gian là những lớp bụi bặm, rêu phong. Dù không có điều kiện để đến đây thường xuyên nhưng chị Hoài và những người bạn không ngớt lời xuýt xoa, tiếc rẻ. Bởi, phải vất vả lắm các chị mới tìm được một chỗ vui chơi, an toàn, tiết kiệm mà lại hết sức bổ ích cho trẻ nhỏ, thế nhưng lại không được chăm sóc, bảo vệ tôn tạo để sử dụng lâu dài. Trong khi ở thành phố và cả nông thôn có hàng ngàn trẻ em mong muốn có một sân chơi theo đúng nghĩa trong mỗi dịp hè về thì nhiều khu có quỹ đất, có cảnh quan đẹp lại không tận dụng, khai thác để làm điểm vui chơi cho trẻ.

 

Dù ít hay nhiều, các bậc làm cha, làm mẹ cũng đã hiểu biết bệnh thừa cân, béo phì ở trẻ em được bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý và thiếu các hoạt động về thể chất. Thiếu sân chơi công cộng làm cho các em nhỏ xa dần tính cộng đồng, ít giao lưu tự khép mình trong nhà quanh quẩn  với việc học, xem ti vi, hoặc chơi game. Không được tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh với những trò chơi truyền thống sẽ làm phai nhạt dần bản sắc văn hóa, tinh thần dân tộc trong tâm hồn trẻ thơ. Thêm vào đó, việc học quá tải lại không được vui chơi đúng và đủ sẽ làm gia tăng bệnh trầm cảm… nhiều trẻ em tự tìm đến các điểm vui chơi, giải trí không lành mạnh dẫn đến những hệ lụy là sự lệch lạc về nhân cách. Bởi vậy luôn cần lắm nhưng “sân chơi” cho trẻ trong mỗi dịp hè về.

 

                                                                                     

                                                                         Thúy Hằng

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục