(HBĐT) - Ngày 21/5/2012, thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng đã ký công điện khẩn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch lợn tai xanh, gửi thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố. Nội dung công điện như sau:
Từ ngày 8/5/2012 đến nay, dịch lợn tai xanh đã xảy ra tại Trung tâm giống vật nuôi và Thuỷ sản trên địa bàn thành phố Hoà Bình và tại các xã: Cư Yên, Liên Sơn, Nhuận Trạch, Hoà Sơn, huyện Lương Sơn, đã làm cho 450 con lợn bị mắc bệnh (trong đó có 291 con bị chết, 249 con đang bị bệnh). Các ổ dịch tai xanh trên đàn lợn được dự đoán là có khả năng lây lan rất cao và gây thiệt hại lớn đối với sản xuất chăn nuôi của tỉnh. Trước những diễn biến tình hình dịch bệnh tai xanh trên cả nước ngày càng phức tạp.
Để khống chế nhanh và ngăn chặn kịp thời các ổ dịch phát sinh, không để dịch lây lan ra diện rộng. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố khẩn trương thực hiện các nội dung sau:
1. Đối với thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn đang có dịch:
- Tập trung mọi lực lượng khoanh vùng, bao vây, dập tắt các ổ dịch không để lây lan ra diện rộng, củng cố và thành lập Ban Chỉ đạo phong, chống dịch. Khoanh vùng, bao vây, xử lý ổ dịch gồm: quản lý ổ dịch, tiêu huỷ ngay những con lợn bị chết do dịch bệnh và lợn mắc bệnh nặng không có khả năng hồi phục; vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải, rác thải thật triệt để; tổ chức phun tiêu độc ngày hai lần khu vực ổ dịch; tách riêng những con khoẻ và con ốm để theo dõi và điều trị khắc phục triệu chứng lâm sàng.
- Tổ chức tiêm phòng vắc xin tai xanh cho đàn lợn tại vùng dịch uy hiếp và trong khu vực có dịch, chủ động tạo miễn dịch cho đàn lợn.
- Thành lập ngay các chốt kiểm dịch động vật tạm thời trong vùng có dịch để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào vùng có dịch. Đối với lợn khoẻ được giết mổ và tiêu thụ trong phạm vi xã, dưới sự giám sát của cơ quan thú y, chính quyền địa phương.
2. Đối với những huyện chưa có dịch:
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phát hiện sớm ổ dịch; quản lý việc vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn ra, vào địa bàn, tuyên truyền người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng vắc xin tai xanh và tiêm phòng bổ sung các bệnh phổ biến trên lợn như: bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn…
- Tăng cường công tác tuyên truyền thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức về sự nguy hại của bệnh, để mọi người hiểu và thực hiện tốt công tác chống dịch, cam kết với các hộ chăn nuôi lợn trong vùng dịch thực hiện “5 không”: không dấu dịch, không mua bán lợn bệnh và sản phẩm của lợn mắc bệnh, không bán chạy lợn mắc bệnh, không tự ý vận chuyển lợn ra khỏi vùng có dịch bệnh tai xanh, không vứt bừa bãi xác lợn chết.
- Khi có thông báo dịch bệnh lợn trên địa bàn, Trạm thú y huyện, thành phố phải cử ngay cán bộ kỹ thuật xuống nắm tình hình, xác định nguyên nhân, phân công cán bộ của Trạm phụ trách địa bàn cần nắm vững:
+ Tổng đàn lợn trong vùng có dịch, số con bị ốm, số con chết, diễn biến tình hình dịch bệnh từng ngày. Tiêu huỷ ngay lợn chết, lợn bệnh đối với ổ dịch đầu tiên, do đặc tính của dịch bệnh tai xanh lợn là khó phát hiện, dễ ghép bệnh, dễ nhầm với các bệnh khác, do đó cần phân loại các loại bệnh ghép.
+ Thành lập Ban Chỉ đạo chống dịch, tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng, tạm thời dừng vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra khỏi nơi có dịch, sử dụng vắc xin tai xanh tiêm phòng bao vây ổ dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng và ra các địa phương khác. Xử lý bắt buộc đối với lợn bệnh, chết như sau: Lợn chết phải chôn, lợn bệnh có thể xử lý nhiệt bằng cách đun sôi chín, sản phẩm đã xử lý nhiệt có thể làm thức ăn cho gia súc, thuỷ sản, những sản phẩm không qua xử lý nhiệt phải chôn, sau đó phải vệ sinh tiêu độc, khử trùng với sự giám sát chặt chẽ của cơ quan thú y.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo Chi cục thú y và các đơn vị có liên quan tổ chức phòng, chống dịch lợn tai xanh theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố báo cáo về UBND tỉnh để kịp thời giải quyết.
Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện.
(HBĐT) - Mùa hè, thời tiết nóng, ẩm là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi rút phát triển mạnh. Thực phẩm không được lựa chọn, chế biến, bảo quản tốt dễ gây ra các vụ ngộ độc cấp tính và các bệnh mãn tính.
(HBĐT) - Mới đây dịch lợn tai xanh được phát hiện tại huyện Lương Sơn với các ổ dịch ở xã Cư Yên, Nhuận Trạch, Liên Sơn và Hòa Sơn, tổng số gần 500 con mắc bệnh. Đây là vùng có nhiều trang trại chăn nuôi lợn tập trung nên khả năng lây lan cao, gây thiệt hại lớn đối với sản xuất chăn nuôi của tỉnh. Nguyên nhân phát dịch do chưa thực hiện đầy đủ các quy định về phòng chống bệnh lợn tai xanh, nhất là trong thời điểm các tỉnh lân cận đang có dịch.
Ho là một triệu chứng thường gặp xuất hiện ở tất cả mọi người từ trẻ sơ sinh cho đến người cao tuổi. Khi bị ho, mọi người thường tìm thuốc cắt cơn ho để dùng. Nhưng sử dụng thuốc như thế nào cho đúng?
Sỏi tiết niệu là bệnh thường gặp và hay tái phát, do sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu. Các khối sỏi có thể gây đau, tắc đường tiết niệu và nhiễm khuẩn, rất nguy hại cho sức khỏe người bệnh.
Đái dầm là tình trạng trẻ em từ 3 tuổi trở lên khi đi ngủ tự đái mà không biết. Thống kê cho thấy tỷ lệ đái dầm chiếm khoảng 3% trẻ em. Tuy nhiên bệnh cũng có thể gặp ở người lớn. Đái dầm tuy không nguy hiểm, nhưng gây phiền toái trong cuộc sống và làm mất tự tin (nhất là ở người lớn).
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ra Quyết định số 617/QĐ-UBND ngày 18/5/2012 về việc công bố dịch lợn tai xanh tại Trại giống lợn ngoại của Trung tâm Giống vật nuôi và Thủy sản tỉnh Hòa Bình, xóm Đằm, xã Dân Chủ, TPHB.