Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám - chữa bệnh BHYT tại khoa nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh).
(HBĐT) - Luật BHYT được triển khai từ năm 2009, nhờ đó nhiều nhóm đối tượng như trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, hộ làm nông - lâm - ngư nghiệp có mức sống trung bình trở xuống được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần mức phí đóng BHYT. Đây là một chính sách lớn của Đảng, Nhà nước nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội, hướng đến thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2014. Đối với tỉnh ta, năm 2012, toàn tỉnh phấn đấu phát triển 90% dân số được thụ hưởng chính sách BHYT, 95% hộ cận nghèo được tham gia BHYT.
Những năm gần đây, đối tượng người có thẻ BHYT tự nguyện và bắt buộc ngày càng tăng, năm 2011, có trên 680.000 người tham gia BHYT, đạt 84% dân số của tỉnh có thẻ BHYT, 16% dân số còn lại chủ yếu là đối tượng cận nghèo và tự nguyện nhân dân. Trong đó, các địa phương có số người tham gia BHYT đạt tỷ lệ cao là Đà Bắc (97,3%), Kim Bôi (96,1%), Lạc Sơn (95,1%), Kỳ Sơn (91,4%)... Đặc biệt, khi chương trình cấp thẻ BHYT miễn phí cho người nghèo, người dân tộc thiểu số sống ở vùng đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, hỗ trợ một phần đáng kể phí đóng BHYT cho người cận nghèo, HS-SV... được triển khai, các đối tượng tham gia BHYT tăng đáng kể. Có trên 64.000 trẻ em dưới 6 tuổi, trên 443.000 người nghèo, dân tộc thiểu số sống ở vùng đặc biệt khó khăn được cấp thẻ BHYT; gần 40.000 HS-SV, 17.000 người dân tham gia BHYT tự nguyện
.
Trong năm 2011 và quý I/2012, ngành BHXH đã ký hợp đồng với 23 cơ sở khám - chữa bệnh cho người tham gia BHYT, phối hợp với ngành y tế tổ chức KCB BHYT với 186 trạm y tế xã, phường, thị trấn có đủ điều kiện. Hệ thống cơ sở khám - chữa bệnh được mở rộng, đội ngũ cán bộ y tế được nâng cao về chất lượng, đặc biệt là đối với tuyến y tế cơ sở. Các cơ sở khám - chữa bệnh được đầu tư nâng cấp máy móc, trang thiết bị hiện đại bằng nhiều nguồn kinh phí, trong đó có nguồn kinh phí bằng BHYT. Nhờ đó, người dân dễ dàng tiếp cận, thụ hưởng các chính sách khi đi khám - chữa bệnh BHYT tại cơ sở, góp phần làm giảm tình trạng quá tải tại các cơ sở khám - chữa bệnh tuyến trên.
Tuy nhiên, để tiến tới mục tiêu thực hiện BHYT toàn dân cũng gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Theo ông Nguyễn Đức Cường, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, việc lập danh sách các đối tượng được Nhà nước hỗ trợ BHYT là người dân tộc thiểu số, người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, NCT đều thuộc trách nhiệm của Sở LĐ-TB&XH. Công việc nhiều, cán bộ của Sở có hạn dẫn đến việc lên danh sách còn chậm. Theo kế hoạch, từ ngày 1/8 sẽ phân cấp công việc lên danh sách các đối tượng cho UBND huyện, thành phố để việc bàn giao, cung cấp danh sách được tiến hành đúng tiến độ của năm. Mặc dù vậy, những hộ cận nghèo và hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ 50% mức phí của thẻ BHYT nhưng họ vẫn không mặn mà tham gia.
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng BCĐ thực hiện BHYT toàn dân cho biết: Nhận thức của người dân về lợi ích tham gia BHYT chưa cao, trong khi công tác quản lý đối tượng tham gia BHYT vẫn còn lỏng lẻo. Nhiều người chỉ mua BHYT tự nguyện khi biết mình đang có bệnh. Riêng đối với HS-SV, do mức phí mua thẻ BHYT cao hơn năm trước nên cũng ít người tham gia. Đối với công tác phát triển thẻ tại các xã, phường do Luật BHYT quy định không có kinh phí hỗ trợ cho các đại lý thu tại xã, phường, thị trấn nên việc triển khai thực hiện và phát triển đối tượng tự nguyện tham gia BHYT chậm. Bên cạnh đó, việc quản lý giá thuốc KCB BHYT còn nhiều bất cập, chưa có văn bản quy định rõ vai trò của cơ quan BHXH trong quản lý và đấu thầu thuốc BHYT. Do đó, mặc dù việc cung cấp thuốc cho các bệnh viện phải qua đấu thầu nhưng hầu hết các bệnh viện đều áp giá sát với mức trần khiến giá thuốc trong bệnh viện tăng cao. Đồng chí Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh nhấn mạnh, thời gian tới, BCĐ sẽ đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, tạo sự chuyển biến sâu rộng trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của chính sách BHYT; tổ chức tốt khám - chữa bệnh, giải quyết quyền lợi cho người bệnh có thẻ BHYT, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giá thuốc, vật tư y tế sử dụng cho người bệnh có BHYT; tăng cường công tác quản lý quỹ BHYT, đảm bảo cân đối giữa thu - chi của quỹ BHYT; đẩy mạnh thanh, kiểm tra thực hiện BHYT ở các cấp để kịp thời phát hiện và giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách BHYT…
Hồng Nhung
(HBĐT) - Ngày 10/6, tại Nhà văn hóa TP. Hoà Bình, Văn phòng Tổng đại lý Dai-ichi Life tại Hòa Bình đã tổ chức hội thảo tri ân khách hàng và chi trả quyền lợi bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm đã tử vong do bệnh hiểm nghèo.
(HBĐT) - Đến thời điểm hiện nay, dịch bệnh tai xanh ở lợn trên địa bàn tỉnh ta vẫn chưa qua 21 ngày sau công bố dịch. Mặc dù đã cơ bản khống chế được dịch bệnh, nhưng qua đó cho thấy, công tác phòng - chống dịch tai xanh ở tỉnh ta còn nhiều tồn tại cần khắc phục.
(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có rừng và đất lâm nghiệp chiếm 2/3 diện tích tự nhiên. Phát huy tiềm năng, thế mạnh từ điều kiện tự nhiên, trong những năm qua, huyện đã chú trọng công tác trồng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng.
(HBĐT) - Ngày 8/6, tại Nhà văn hóa thành phố Hoà Bình, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tổ chức lễ phát động “Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con” năm 2012 với chủ đề “Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015”. Dự buổi lễ có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và trên 300 hội viên phụ nữ của các phường, xã trên địa bàn thành phố, CLB “Cùng chia sẻ” thôn Đá Bạc, xã Liên Sơn (Lương Sơn).
(HBĐT) - Vừa qua, Ban chăm sóc người có công huyện Tân Lạc tổ chức lễ đón nhận hài cốt liệt sỹ Bùi Văn Đoàn và Hà văn Thân về an táng tại nghĩa trang huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Với nguồn nhân lực gồm 13 cán bộ (4 bác sỹ và các kỹ thuật viên, nhân viên y tế) Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh phải đảm nhận phần công việc khá lớn là khám và quản lý sức khỏe định kỳ cho đội ngũ cán bộ tỉnh. Đồng thời, khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho cán bộ trước khi làm quy trình bổ nhiệm và bổ nhiệm lại đòi hỏi Ban phải có chương trình, kế hoạch làm việc một cách khoa học. Những năm qua, đơn vị đã đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT và KH-KT tiên tiến để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn. Đồng chí Nguyễn Thị Minh Hiền, Phó trưởng ban thường trực Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh đã chia sẻ như vậy khi nói về công việc của đơn vị mình.