Công nhân Công ty Giống cây trồng Hòa Bình chăm sóc cây giống xoan lai phục vụ công tác trồng rừng năm 2012. Ảnh: N.A

Công nhân Công ty Giống cây trồng Hòa Bình chăm sóc cây giống xoan lai phục vụ công tác trồng rừng năm 2012. Ảnh: N.A

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có rừng và đất lâm nghiệp chiếm 2/3 diện tích tự nhiên. Phát huy tiềm năng, thế mạnh từ điều kiện tự nhiên, trong những năm qua, huyện đã chú trọng công tác trồng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng.

 

Huyện tập trung trồng rừng thuộc các chương trình, dự án, rừng phòng hộ đầu nguồn, cây phân tán trồng dọc hai bên các tuyến đường giao thông, quanh trụ sở, cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện, trạm y tế, nghĩa trang. Thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, huyện đã có kế hoạch cụ thể cho việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bằng việc xã hội hóa nghề rừng, phát huy nguồn vốn ưu đãi để tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, xa, góp phần XĐ-GN. Từ sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, huyện trong xây dựng kế hoạch, tuyên truyền vận động nhân dân tổ chức trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Chính quyền các xã, nhân dân địa phương bước đầu đã nhận thức được lợi ích của việc trồng rừng và có những hành động hưởng ứng tích cực. Chỉ riêng năm 2011, toàn huyện đã trồng mới được 750 ha rừng, chăm sóc, bảo vệ 18.600 ha rừng hiện có.

 

Trồng rừng đang là một hướng đi tích cực mang lại lợi ích nhiều mặt cho huyện. Một số xã vùng sâu, xa như An Bình, An Lạc, Liên Hòa, Đồng Môn..., người dân đã biết trồng, bảo vệ, chăm sóc rừng đem lại lợi ích kinh tế cao. Nhiều gia đình nhờ trồng rừng đã thoát nghèo vươn lên làm giàu. Không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, nhờ làm tốt công tác lâm nghiệp đã góp phần bảo vệ hệ sinh thái đầu nguồn, hạn chế thiên tai xảy ra.

 

Theo đánh giá của người dân trồng rừng cho biết, nếu như trước đây hiệu quả kinh tế từ 1 ha rừng chỉ đạt khoảng 30 triệu đồng, nay đã tăng lên trên 50 triệu đồng. Nguyên nhân là do người dân đã thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, tuân thủ nghiêm túc các phương án phòng - chống cháy rừng được xây dựng phù hợp với từng xã, thị trấn. Ban quản lý rừng phòng hộ của huyện đã được Nhà nước đầu tư một vườn ươm có quy mô 3 ha để SX-KD cây giống trên địa bàn huyện và các vùng phụ cận. Bên cạnh đó, huyện còn chỉ đạo các xã tích cực trồng mới và khoanh nuôi rừng tái sinh. Năm 2012, huyện phấn đấu trồng mới 830 ha rừng, bảo vệ trên 20.000 ha rừng hiện có.

 

Để thực hiện kế hoạch này, Huyện ủy, UBND huyện đã quan tâm chỉ đạo quyết liệt việc trồng và chăm sóc rừng, đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn quan tâm hơn tới công tác bảo vệ rừng, tuyên truyền đến nhân dân thông qua các buổi họp thôn, xóm về công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, chú trọng phòng - chống cháy rừng. Tập trung kiện toàn ban chỉ đạo phòng cháy - chữa cháy rừng từ huyện đến cơ sở. Xác định các vùng trọng điểm, điểm xung yếu có nguy cơ cháy cao để bố trí lực lượng theo phương châm 4 tại chỗ.

 

Đối với Hạt Kiểm lâm huyện, trong những năm qua luôn tích cực phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, tổ chức hội, đoàn thể và chính quyền các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Gắn quyền lợi, trách nhiệm của người dân, chủ rừng đến các hộ dân và cộng đồng giúp người dân nâng cao thu nhập từ lâm nghiệp.

 

            

                                                                          Hà Chung

                                                                      (Đài Lạc Thủy)    

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục