Virut dại truyền bệnh cho người qua vết cắn.

Virut dại truyền bệnh cho người qua vết cắn.

Bệnh dại thường xuất hiện vào mùa nắng nóng do súc vật truyền virut dại qua vết thương. Cho đến nay chưa có thuốc chữa được bệnh dại nên phương pháp tốt nhất là sử dụng vacxin và kháng thể đặc hiệu. Cần sử dụng hai chế phẩm này càng sớm theo chẩn đoán thì càng có hiệu quả cao. Tuyệt đối không sử dụng các loại lá cây, bài thuốc vì chưa có bài thuốc nào chứng minh được khả năng đẩy lùi căn bệnh chết người này...

 

Bệnh từ  “thú cưng”

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại gây ra. cư trú ở các động vật như chó, mèo, chồn, cáo. Virus dại lây truyền sang người qua vết cắn hay vết cào trên da. Chỉ cần một lượng nhỏ dịch của những động vật chứa virus dại dây vào vết xước trên da thì có tới 90% nạn nhân mắc dại. Bệnh cũng có thể lây từ người sang người qua phẫu thuật, đặc biệt là tạng ghép bị nhiễm virus dại từ trước đó. Bệnh không lây truyền qua con đường tiếp xúc thông thường giữa người với người.

Virut dại có đặc điểm xâm nhập vào cơ thể nhưng không gây bệnh ngay. Vì thế chúng ta phải theo dõi chặt chẽ tình hình nạn nhân và động vật ngay sau tai nạn.

Cách nào nhận ra bệnh?

Những người bị nhiễm virus dại sẽ mắc bệnh từ sau vài ngày đến vài năm, thường thời gian bị bệnh là 1-2 tháng. Sau khi xâm nhập, virus dại sẽ theo dây thần kinh lên não, gây viêm não. Lúc này bệnh bắt đầu đi vào giai đoạn điển hình.

Biểu hiện dễ nhận thấy của bệnh là sốt, đau đầu, khó chịu trong người. Có khi bị buồn nôn, nôn, dễ nổi cáu và đặc biệt rất sợ nước, sợ gió, tiếng động và ánh sáng. Nạn nhân rất sợ những nơi ồn ã, sáng chói, chỉ luôn ngồi ở góc nhà, tay chân run rẩy. Giai đoạn cuối, toàn thân người bệnh sẽ co giật mạnh và liên tục từng cơn. Sự co giật ban đầu chỉ là các cơ ở chân tay và thân mình, sau lan toả, sang cả các cơ hô hấp, chúng làm co thắt các cơ này gây chít hẹp hoàn toàn phế quản, người bệnh ngừng hô hấp và tử vong. Trên thực tế, nếu để đến khi bệnh dại phát bệnh (bệnh dại lên cơn) thì 100% số nạn nhân không thể qua khỏi, tức là người bệnh sẽ tử vong do bệnh dại.

Vết cắn nhỏ có bị bệnh?

Việc xuất hiện bệnh dại ở người bị thú vật cắn tuỳ thuộc vào mức độ nông sâu và vị trí của vết cắn, nồng độ virus tại vết thương, tốc độ nhân bản của virus và sức đề kháng người bệnh. Các vết thương sâu thì virus dại có nhiều cơ hội ở trong cơ thể và khó bị rửa trôi hơn, vì thế nguy cơ mắc bệnh dại cao hơn. Nồng độ virus dại càng cao, tức là càng có nhiều virus ở vết cắn thì càng có nhiều virut gây bệnh, người bệnh càng khó tránh bị dại.
 
Những vết cắn càng gần với não bộ như mặt, mũi, tai thì càng nhanh bị bệnh do con đường lan truyền của virus từ vết cắn lên não bộ là rất ngắn. Khả năng bị bệnh không phụ thuộc vào kích thước vết cắn to hay nhỏ. Vì vậy một vết thương nhỏ cũng có thể gây bệnh và gây chết người miễn là nồng độ virus cao và tốc độ nhân bản nhanh.

Cần làm gì ngừa dại?

Khi bị súc vật cắn cần:

- Rửa ngay vết thương với với xà phòng và nước sạch dù chưa biết là động vật có bị dại hay không. Động tác này vừa làm trôi bớt phần virus dại xung quanh vết thương, vừa có tác dụng rửa bỏ phần lớn virus trong vết thương.

- Lau khô vết thương rồi rửa lại lần nữa bằng oxy già. Sát trùng vết cắn bằng cồn iôt và băng lại. Virus dại dễ bị bất hoạt bởi xà phòng và cồn iôt nên cần làm điều này càng sớm càng tốt. Biện pháp này sẽ giúp tiêu diệt bớt một phần virus dại ở bề mặt.

- Cuối cùng, cần đưa ngay nạn nhân đến một cơ sở y tế gần nhất để được xử trí chuyên khoa, tiêm vac-xin và kháng thể dự phòng. 

Khác với vacxin phòng dại, kháng thể phòng dại có tác dụng ngay sau khi tiêm. Chúng làm bất hoạt và tiêu diệt virus tại nơi cắn trước khi  virus xâm nhập vào hệ thần kinh. Nó có tác dụng làm giảm số lượng virut dại trong vết cắn và lân cận vết cắn, nhất là với những vết cắn sâu, rộng, giập nát. Vacxin và kháng thể phòng bệnh dại là hai chất duy nhất có công hiệu phòng chống bệnh này.

 

                                                       Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cán bộ Trạm y tế xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) thực hiện tư vấn dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con với phụ nữ mang thai.
Không có hình ảnh

Hỗ trợ trên 14,7 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

(HBĐT) - Theo UBND tỉnh, giai đoạn 2009-2012 thực hiện hỗ trợ sau thiên tai theo Quyết định 142/2009/TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh ta đã hỗ trợ trên 14,7 tỉ đồng cho nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, trong đó, hỗ trợ giống cây trồng trên 3,4 tỉ đồng và hỗ trợ đàn gia súc, gia cầm chết trên 11,2 tỉ đồng.

Kỳ Sơn không để xảy ra dịch bệnh lớn trên đàn gia súc, gia cầm

(HBĐT) - Hiện nay, toàn huyện Kỳ Sơn có 3.896 con trâu, 1.770 con bò, 29.750 con lợn và 271.750 con gia cầm. Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện tương đối ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra.

Tập trung xử lý nợ đọng bảo hiểm xã hội

(HBĐT) - Theo báo cáo của BHXH tỉnh, tỷ lệ các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nợ BHXH ngày càng tăng. Hành vi nợ đọng BHXH không chỉ vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Hiện nay, BHXH tỉnh đang quyết liệt triển khai các giải pháp xử lý tình trạng nợ đọng BHXH.

Phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ

(HBĐT) - Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tử vong hay mang đến thương tật suốt đời ở trẻ. Môi trường sống luôn ẩn chứa nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến trẻ. Trong những năm gần đây, số trẻ trên địa bàn toàn tỉnh mắc phải tai nạn thương tích ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, để chủ động phòng - chống tai nạn thương tích ở trẻ rất cần có sự quan tâm, vào cuộc của gia đình và xã hội; tạo cho trẻ thói quen sống, xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ.

Hiệu quả cung ứng lao động từ sàn giao dịch việc làm

(HBĐT) - Bằng việc tăng cường hình thức tổ chức sàn vệ tinh, phiên di động tại các huyện, thành phố, mô hình sàn giao dịch việc làm được thực hiện bởi Trung tâm Dạy nghề và GTVL tỉnh đã mang lại hiệu quả cung ứng lao động khả quan.

Bệnh tay-chân-miệng đã lan ra 154 xã, phường, thị trấn

(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm YTDP tỉnh, bệnh tay-chân-miệng trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Tính đến ngày 12/5, toàn tỉnh ghi nhận 1.413 ca mắc tại 154 xã, phường, thị trấn thuộc tất cả 11 huyện, thành phố. Trong đó, nhiều nhất là tại huyện Mai Châu 212 ca, huyện Đà Bắc 203 ca, TPHB 166 ca, huyện Lạc Sơn 144 ca… Như vậy, tính từ cuối tháng 5 đến nay, toàn tỉnh đã có thêm 6 xã có ca bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục