Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính, nó khá nguy hiểm vì khiến người bệnh đau đớn, giảm chất lượng cuộc sống và có thể dẫn đến tàn phế. Quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục, thông thường là suốt cả cuộc đời người bệnh. Phải sử dụng kết hợp nhiều biện pháp điều trị như nội khoa, ngoại khoa, vật lý, chỉnh hình, phục hồi chức năng và tái giáo dục lao động, nghề nghiệp.
Thời gian điều trị chia làm nhiều giai đoạn: nội trú, ngoại trú và tập luyện phục hồi chức năng.
Việc điều trị bệnh cụ thể phải tuỳ thuộc vào từng giai đoạn tiến triển khác nhau của bệnh. Mỗi giai đoạn khác nhau đòi hỏi các thuốc và những biện pháp hỗ trợ khác nhau. Có thể phân chia như sau:
- Với thể nhẹ, giai đoạn I có thể dùng aspirin đường uống, để tránh gây kích ứng niêm mạc dạ dày, thuốc phải được uống sau khi ăn no hoặc chloroquin (delagyl), dùng kéo dài.
- Với thể trung bình, giai đoạn II: Aspirin đường uống, delagyl. Dùng một trong những thuốc chống viêm không có steroid sau: profenid, ibuprofen, diclofenac, piroxicam.
Có thể dùng thuốc nhóm steroid liều trung bình 40mg prednison mỗi ngày rồi giảm dần, không nên dùng thuốc kéo dài.
- Thể nặng tiến triển nhiều: Steroid liều cao: prednisolon liều cao hoặc sử dụng đường tiêm: hemisucinat hydrocortison tĩnh mạch liều cao, rồi giảm dần liều, duy trì bằng liều tối thiểu.
|
Sử dụng một trong những biện pháp sau:
- Tiêm muối vàng (sels d'or) mỗi tuần một lần với liều tăng dần, tổng liều 1.500 - 2.000mg.
- D-penicilamin kéo dài 3 tháng.
- Methotrexat 2,5mg, mỗi tuần uống một lần, kéo dài nhiều tháng.
- Salazopyrin 500mg, dùng nhiều tháng kéo dài.
- Sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch như endoxan (cyclophosphamid) hoặc chlorambucil.
Điều trị bằng ngoại khoa và vật lý:
Điều trị ngoại khoa được chỉ định trong hai trường hợp: cắt bỏ màng hoạt dịch khi bệnh chỉ còn khu trú ở một mình khớp gối và phẫu thuật chỉnh hình để phục hồi lại chức năng (thay thế bằng khớp nhân tạo bằng chất dẻo hay kim loại).
Điều trị vật lý đối với bệnh viêm khớp dạng thấp là một yêu cầu bắt buộc nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các di chứng, nhằm tái giáo dục lại khả năng lao động nghề nghiệp cho bệnh nhân. Điều trị vật lý bao gồm điều trị bằng điện (điện xung, điện phân...); bằng tay (xoa bóp phục hồi chức năng, day bấm huyệt...), nước khoáng (tắm hoặc ngâm nước khoáng nóng; tắm bùn...) kết hợp với các biện pháp tập vận động thụ động và chủ động.
Việc dùng thuốc và lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh của từng bệnh nhân, vì vậy để điều trị bệnh hiệu quả và an toàn, bạn nên đi khám chuyên khoa và cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định thuốc của bác sĩ.
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 4.692 người nghi phơi nhiễm chất độc da cam, trong đó, trực tiếp 2.641 người, gián tiếp 2.051 người đang sinh sống tại 171 xã, phường, thị trấn thuộc 11 huyện, thành phố. Từ năm 2007 đến nay, toàn tỉnh đã tiếp nhận 2.782 hồ sơ người hoạt động kháng chiến đề nghị giám định sức khỏe, có 2.382 người đủ điều kiện được hưởng trợ cấp, gồm trực tiếp 1.782 người, gián tiếp 600 người.
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, các đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh và 11 huyện, thành phố đã tiến hành kiểm tra việc đảm bảo ATVSTP tập trung ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm đầu mối, có sức tiêu thụ lớn. Qua đó, phát hiện 62 cơ sở vi phạm trong lĩnh vực ATVSTP, thu phạt vi phạm hành chính trên 26 triệu đồng.
(HBĐT) - Trong 5 năm gần đây (2007 - 2011), theo thống kê của hệ thống dân số cho thấy, tỉnh ta có tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) tăng một cách bất thường. Năm 2007, tỷ số giới tính khi sinh là 107 bé trai/100 bé gái, đến năm 2011 tỷ số đó là 119,9/100 (tỷ số của toàn quốc là 112/100), trở thành 1 trong 10 tỉnh có tỷ số giới tính cao nhất cả nước.
(HBĐT) - Thực hiện xây dựng NTM, hiện nay, xã Tòng Đậu (Mai Châu) đã đạt 5/19 tiêu chí, trong đó, công tác phát triển y tế có những bước tiến cơ bản, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Xã đang nỗ lực phấn đấu đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu thực hiện xây dựng thành công mô hình NTM vào năm 2015.
(HBĐT) - Từ cuối tháng 6 đến nay, khoa nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) luôn trong tình trạng quá tải. Khoa chỉ có 60 giường nhưng trung bình mỗi ngày có từ 80 – 90 bệnh nhi nhập viện.
(HBĐT) - Thực hiện quản lý cơ sở thực phẩm đủ điều kiện vệ sinh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh mới có 116/1.564 cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP, đạt tỷ lệ 19,02%.