(HBĐT) - Trở về sau khi thăm khám cho can phạm nhân, các y, bác sỹ Trại tạm giam Công an tỉnh lại cẩn thận ghi chép thông tin về tình hình sức khỏe can phạm nhân vào cuốn sổ nhỏ rồi xếp ngăn nắp trong ngăn tủ. Công việc tưởng chừng đơn giản, song để có những dòng tin ngắn ngủi kia, các anh phải đổi biết bao mồ hôi và cả nước mắt, thậm trí con mắt gièm pha, nghi hoặc của người đời về một nghề mà không nhiều người muốn làm.

 

Hàng ngày, các y, bác sỹ vẫn tận tụy với công việc khám, chữa bệnh cho bệnh nhân là những đối tượng phạm pháp. Có đêm vừa đặt lưng xuống giường đi ngủ, có điện thoại, thế là bật dậy “phóng xe” đến cơ quan để khám, lập phiếu sức khỏe, nhận phạm nhân mới, nhiều tuần làm việc mới có một ngày chủ nhật. Chế độ hỗ trợ độc hại mỗi ngày 6.000 đồng, phụ cấp tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm HIV mỗi tháng 100.000 đồng và 25% phụ cấp tính theo lương cơ bản. Làm việc trong môi trường độc hại, nguy cơ lây lan dịch bệnh cao, song trong bất kỳ tình huống nào, các y, bác sỹ bệnh xá Công an tỉnh luôn tận tâm vì người bệnh. Họ quan niệm rằng, đã là người bệnh, dù là người bình thường hay phạm nhân, khi mắc bệnh đều có nỗi khổ riêng. Vì vậy, phương châm làm việc của các anh là “lương y như từ mẫu”, các y, bác sỹ đều cố gắng vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

 

Với quân số chỉ có 6 y, bác sỹ, trong khi phải đảm nhiệm chữa trị cho hàng trăm can phạm nhân. Đây là thử thách lớn đối với mỗi bác sỹ vì không chỉ tiếp xúc với những người ốm đau, bệnh tật bình thường mà phải tiếp xúc với người bệnh là những đối tượng vi phạm pháp luật, trong số đó có những tên giang hồ, những đối tượng mang trọng án, đặc biệt hơn cả là những phạm nhân nhiễm HIV/AIDS. Có những phạm nhân khi biết mình nhận mức án tử hình thường hoang mang, tiêu cực và tự tìm đến cái chết để giải thoát như trường hợp tử tù Ngụy Văn K., 42 tuổi ở Tân Yên, Bắc Giang, can tội mua bán trái phép 8 bánh hêrôin. Trong thời gian chờ thi hành án, tên K. có biểu hiện tiêu cực, chống đối quyết liệt, hơn nữa, hắn mắc bệnh hen suyễn. Cách đây ít ngày, đối tượng đột nhiên lên cơn hen, kêu la ầm ĩ, ảnh hưởng tới các phạm nhân khác. Ngay trong đêm, các y, bác sỹ đã trực tiếp thăm khám và phối hợp với Trung tâm Phòng - chống dịch bệnh xã hội của tỉnh chữa trị. Không lâu sau đó, bệnh dần ổn định, K. trở nên mềm tính hơn.

 

Trung tá Nguyễn Hữu Hùng, Phó Bệnh xá chia sẻ: Điều trị cho những bệnh nhân “thật” đã vất vả lắm rồi, đôi khi còn phải đối mặt với những bệnh nhân “giả”, những can phạm này tự nhiên trở thành diễn viên tài ba. Họ giả bệnh, kêu đau, buộc bác sĩ phải chăm sóc. Thật là khó khăn mới phát hiện ra “chứng bệnh” này vì nơi đây không có phương tiện hỗ trợ như: máy đo điện tim, máy siêu âm, xét nghiệm... Khi phát hiện họ giả bệnh, với kinh nghiệm của bản thân anh chỉ báo với cán bộ quản giáo còn mình vẫn thăm khám theo dõi “bệnh” cho họ bình thường. Đến khi biết chuyện, nhiều phạm nhân với vẻ mặt ngượng nghịu đã tìm gặp các y, bác sỹ nhận lỗi và mong anh tha thứ.

 

Hàng ngày, ngoài việc tiếp nhận can phạm mới, thăm, khám bệnh, cấp thuốc cho bệnh nhân..., các y, bác sỹ Công an tỉnh còn theo dõi, kiểm tra, phòng ngừa dịch bệnh lây lan, trò chuyện thân mật với bệnh nhân, động viên họ yên tâm điều trị và tập trung cải tạo tốt để sớm được về đoàn tụ với gia đình.

 

 

                                                    Thùy Hương (T.T.V)

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục