Bác sĩ khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) tư vấn tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ.

Bác sĩ khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) tư vấn tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ.

(HBĐT) - Ông Mai Đức Sỡi, Phó giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh cho biết: Bệnh thủy đậu xảy ra rải rác quanh năm, nhưng mùa của bệnh là vào mùa xuân, đặc biệt là trong tháng 3. Có thể coi đây là mùa cao điểm bởi thời điểm này hàng năm đều ghi nhận gia tăng các ca bệnh. Bệnh có thể bùng phát thành dịch nếu không có biện pháp phòng, chống kịp thời.

 

Năm 2013, ngay từ tháng 1, hệ thống giám sát y tế các tuyến đã bắt đầu ghi nhận số ca thủy đậu gia tăng. Toàn tỉnh đã có 47 ca mắc. Trong đó, huyện Lương Sơn ghi nhận 3 ca, Tân Lạc 5 ca, Lạc Sơn 24 ca, Yên Thủy 2 ca, Cao Phong 3 ca, Đà Bắc 10 ca. Tuy nhiên, trên thực tế tại cộng đồng, số mắc có thể cao gấp nhiều lần, bởi có những trường hợp mắc mà không báo cáo. Trong tháng 2, bệnh tiếp tục tăng ca. Mặc dù chưa có số liệu báo cáo thống kê đầy đủ của tất cả các huyện nhưng cũng đã có gần 100 ca mắc.

 

Tại TP Hòa Bình, theo ghi nhận của chúng tôi tại một số trường mầm non từ dịp Tết Quý Tỵ đến nay đã có một số trường hợp trẻ mắc bệnh. Cô Nguyễn Thị Phương, giáo viên trường MN tư thục Sao Mai cho biết: Cuối tháng 2, lớp 3 – 4 tuổi Donal 3 đã có 1 trẻ bị bệnh thủy đậu phải nghỉ học 10 ngày. Phụ huynh đã kịp thời phát hiện và cho nghỉ ở nhà để tránh lây sang các bạn khác.

 

Theo ông Mai Đức Sỡi, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella zoster gây ra. Virus này phát tán rất nhanh và lây lan dễ dàng qua không khí hoặc hít phải nước bọt khi bệnh nhân ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với mụn nước của người bệnh. Có 90% ca bệnh xuất hiện ở trẻ dưới 10 tuổi; 5% ở lứa tuổi trên 5 tuổi. Tuổi dễ mắc bệnh nhất là từ 7 tháng tuổi đến 7 tuổi. Bệnh thường phát triển thành dịch ở trường học, nhà trẻ. Thời kỳ ủ bệnh từ 10 – 21 ngày, trung bình 14 ngày. Thời kỳ này, bệnh nhân không có triệu chứng gì. Thời kỳ khởi phát kéo dài từ nửa ngày đến 1 ngày với các biểu hiện chính: nhức đầu, sổ mũi, đau mình. Thời kỳ toàn phát là sau 24 – 48 giờ khi có triệu chứng ban đầu. Bệnh nhân sốt cao, mọc ban. Nốt ban đầu đỏ, dạng vết chấm, sẩn, có khi là sẩn phù và nhanh chóng thành mụn nước. Mụn có dịch màu vàng nhạt, sau trở thành mụn mủ và trở thành vẩy tiết màu đỏ nâu sau 8-12 giờ. Vẩy tiết rụng sau 1-3 tuần. Mụn xuất hiện ở mặt, da đầu, thân, các chi, niêm mạc hầu họng, mũi, khí quản… và đau nhức rất khó chịu.

 

Đây là bệnh có diễn biến nhẹ nhưng có thể gây một số biến chứng nguy hiểm, từ bội nhiễm vi khuẩn đến viêm não nếu không được chăm sóc đúng cách. Nếu bị bội nhiễm trên da có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Biến chứng của thủy đậu còn gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và có thể gây viêm phổi, dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, về lâu dài người bị bệnh thủy đậu còn có thể gặp biến chứng khác của bệnh để lại là mắc bệnh zona (giời leo).

 

Đến nay vẫn có không ít cha mẹ còn có quan niệm không đúng là trẻ bị thủy đậu phải kiêng gió, nước hoặc ủ kín, không cho tắm rửa. Những biện pháp này không làm bệnh mau khỏi mà có thể gây biến chứng nhiễm trùng nốt rạ. Cha mẹ không cần kiêng khem quá mức, quan trọng là giữ vệ sinh sạch sẽ, vùng ban vỡ tự khô, đóng vảy, đến khi bỏng vảy thì sẽ không để lại sẹo. Trẻ bị bệnh cần đưa đi khám để được tư vấn cách chăm sóc, tăng cường vệ sinh răng miệng, da, tránh các biến chứng. Chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ chất để nâng cao sức đề kháng. Những đồ dùng như quần, áo, khăn mặt của người bệnh cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng hay là ủi.

 

Để phòng bệnh cho trẻ cần tăng cường vấn đề vệ sinh, ăn uống, đường hô hấp, da. Quan trọng nhất là cần đưa trẻ đi tiêm phòng tạo miễn dịch. Tiêm phòng 2 mũi dưới da, mỗi mũi cách nhau 3 tháng. Người bệnh cần được phát hiện sớm và cách ly 9 ngày kể từ khi mắc ban để tránh lây lan thành dịch.

 

                                                                               

                                                                     Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

5 cách hạ huyết áp không cần dùng thuốc

Huyết áp cao là nguy cơ hàng đầu làm tăng mắc bệnh tim và đột quỵ. Mặc dù nhiều người đang dùng thuốc để hạ huyết áp, nhưng đối với những người mắc chứng tăng huyết áp giai đoạn 1 không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc.

Ca tử vong do bệnh dại gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chiều 13/3 cho biết, 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong...

Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT

Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế nhận được công văn của một số Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phản ánh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.

Tuổi trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh xung kích, tình nguyện vì sức khỏe nhân dân

Chi đoàn thanh niên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh hiện có gần 300 đoàn viên. Với sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, chi đoàn có điều kiện thuận lợi để triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên. Tổ chức Đoàn luôn đồng hành cùng sự phát triển của Bệnh viện, tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khám, chữa bệnh (KCB), góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cấp giấy chứng nhận cho 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tháng 2/2024, thực hiện thẩm định, đánh giá theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, các cơ quan quản lý chuyên ngành tỉnh đã tiến hành đánh giá phân loại 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX-KD) nông, lâm, thủy sản. Qua đó đánh giá 13 cơ sở xếp loại B.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục