Con cháu quây quần nghe cụ  Bàn Văn Phiêm  kể chuyện lập làng, lập xóm.

Con cháu quây quần nghe cụ Bàn Văn Phiêm kể chuyện lập làng, lập xóm.

(HBĐT) - Sống ở nơi rừng sâu nước thẳm quanh năm mây mù, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn nhưng cụ Bàn Văn Phiêm ở xóm Lài, xã Đồng Nghê (Đà Bắc) vẫn khoẻ mạnh và chẳng biết ốm đau là gì. Năm nay cụ tròn 108 tuổi.

 

Sau nửa buổi đánh vật với con đường đất trơn trượt từ trung tâm xã Đồng Nghê lên xóm Lài, chúng tôi mới đến được nhà cụ Phiêm. ông Xa Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã cho biết: Con đường bây giờ đi là sướng đấy. Trước đây chỉ là đường mòn đi được xe máy thôi, trời mưa thì chịu. Trong 2 năm 2011-2012, Chương trình 135 đã đầu tư làm đường với chiều dài gần 10 km nên giờ đi cũng đỡ vất vả hơn. Xóm Lài chỉ có 16 nóc nhà giáp ranh thuộc vùng đệm của vườn quốc gia Xuân Sơn. Theo người dân ở đây, từ trung tâm xóm đến vườn quốc gia chỉ “một con dao quăng”. Nhà cụ Phiêm nằm ở giữa xóm. Căn nhà gỗ đã nhuộm màu khói bếp. Lần đầu gặp, tôi cảm giác cụ như một vị thần bí ẩn trong truyện cổ Hy Lạp. Khuôn mặt gầy, tóc lốm đốm bạc vuốt ngược, râu trắng, da dẻ hồng hào. Cụ sinh năm 1905, năm nay tròn 108 tuổi nhưng nom cụ còn khỏe lắm. Vừa gặp chúng tôi, cụ mời vào nhà uống nước. Cụ không đi được xa, hàng ngày chỉ chống nạng đi xung quanh nhà. Bà Bàn Thị Tin, con dâu cụ kể: Cách đây vài năm có một lần cụ vào rừng, leo núi lấy thuốc bị ngã gẫy chân. Thấy lâu không về cả nhà đi tìm thì thấy cụ đang nằm trong rừng rồi mọi người khiêng cụ về. Từ đó đến nay, cụ không ra khỏi nhà được nữa, chỉ đi được xung quanh nhà nhưng được trời phú cho cụ sức khỏe nên cụ mới thọ lâu đến vậy. Dù trời nắng mưa hay rét buốt, bao năm nay, thực đơn của cụ mỗi bữa 2 bát cơm. Thức ăn thì gia đình có gì, cụ ăn vậy, thường là thịt hoặc cá và ít rau là xong. Nhiều hôm không có thức ăn, cụ vẫn ăn ngon lành. Tuy sức khoẻ vẫn tốt, trí nhớ vẫn còn minh mẫn nhưng ngồi nói chuyện vẫn phải nói to vì cụ bị nặng tai. Bà Tin tâm sự: Thỉnh thoảng cụ vẫn kể chuyện thời kháng chiến chống Pháp cho con cháu nghe rồi cả chuyện săn thú và chuyện cụ lập nghiệp ở đây như thế nào.

 

Vừa ngồi trò chuyện được một lúc thì trời đã tối. Cụ Phiêm sai con dâu đi làm cơm đãi khách. Rảnh rỗi, cụ kể về cuộc đời mình cho chúng tôi nghe. Cụ sinh ra ở xóm Nghê. Khi lớn lên, Pháp, Nhật xâm lược. Cụ cũng tham gia làm thông tin liên lạc cho Việt Minh. Có những đợt bộ đội hành quân qua đây ở lại nhà cụ hàng tháng trời. Nhà có bao nhiêu vật nuôi, cụ đều giết thịt khao quân đánh giặc. Để giúp bộ đội, cụ lên xóm Lài làm nhà bộ đội. Hồi đó, xóm Lài chỉ là cánh rừng già, rừng thiêng, nước độc, mây phủ quanh năm nên giặc Pháp không dám đến. Cụ được bộ đội dạy chữ cho. Sau khi đánh xong giặc Pháp, cụ ở lại xóm lập nghiệp. Dần dần vài hộ ở Phú Thọ và các xóm khác lên đây lập thành xóm như ngày nay. Anh Bàn Văn Thọ, cháu của cụ Phiêm cho biết: Tôi chưa từng thấy cụ ốm đau lần nào. Cụ ăn uống rất đều. Cụ đã vinh dự 2 lần được nhận lụa biếu của Chủ tịch nước. 

 

Đêm hôm đó, chúng tôi nghỉ lại tại nhà cụ Phiêm. Trời cuối đông càng rét lạ, cái rét như thấu xương, thấu thịt. Đắp hai cái chăn nhưng chúng tôi vẫn thấy lạnh. Sáng sớm tinh mơ đã thấy cụ dậy từ lúc nào ngồi bên bếp lửa. Bà Tin cho hay: Những năm trước, cụ còn khoẻ thì đi bốc thuốc chữa bệnh, giờ yếu rồi có ai đến nhờ chữa bệnh, cụ chữa không lấy tiền của ai bao giờ. Ngoài ăn uống, sinh hoạt đều đặn cụ vẫn thường ngồi một mình bóp chân bóp tay cho đỡ mỏi.

 

 

                                                                     Bài, ảnh: Việt Lâm

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục