Hội viên PN xóm ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) thực hiện phong trào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc bằng những việc làm cụ thể như: lưu giữ trang phục dân tộc, nếp nhà sàn và các nghề thủ công như đan lát, thêu, dệt... 
(ảnh: H Duyên)

Hội viên PN xóm ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) thực hiện phong trào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc bằng những việc làm cụ thể như: lưu giữ trang phục dân tộc, nếp nhà sàn và các nghề thủ công như đan lát, thêu, dệt... (ảnh: H Duyên)

(HBĐT) - Trong thời điểm hiện tại, định kiến giới, tư tưởng trọng nam, khinh nữ vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng bất bình đẳng giới nói chung, đặc biệt là mất cân bằng giới tính khi sinh ở các địa phương.

 

Thêm vào đó, tình trạng bạo lực đối với phụ nữ vẫn diễn ra khá phổ biến. Vì vậy, việc triển khai, thực hiện chương trình hành động Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh luôn được coi trọng. Nhiều dự án đã được triển khai nhằm thực hiện có hiệu qủa hoạt động mang tính xã hội sâu sắc này. 

Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH về thực hiện mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực gia đình trên cơ sở giới và Văn bản số 1941 ngày 25/6/2012 của UBND tỉnh về việc thực hiện mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực giới, Sở LĐ-TB&XH đã chủ động rà soát và lựa chọn xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) để xây dựng mô hình điểm. Tuy còn khá mới mẻ, kinh phí hỗ trợ eo hẹp, mới chỉ đáp ứng việc tuyên truyền bằng các ấn phẩm, tờ rơi... song, mô hình đã tạo được sự quan tâm nhất định của cán bộ và nhân dân địa phương.  

Xác định rõ công tác TTPBGDPL về bình đẳng giới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, thay đổi hành vi ứng xử, suy nghĩ, xóa bỏ dần định kiến giới, cơ quan Thường trực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh đã nhanh chóng triển khai Dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới” đến cơ sở. Hoạt động tuyên truyền được hiện dưới một số hình thức như: phối hợp với Đài PT-TH tỉnh, Báo Hòa Bình đăng tải các văn bản, quy định mới về chế độ, chính sách của Nhà nước, hoạt động của các cơ quan chức năng có liên quan đến bình đẳng giới. Đưa 425 quyển tài liệu hệ thống văn bản quy định hiện hành về bình đẳng giới và phòng - chống bạo lực gia đình; 530 quyển pháp luật về bình đẳng giới và Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; 20.500 tờ rơi chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và 15.000 tờ rơi quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị đến cơ sở.  Đối tượng để TTPBGD về bình đẳng giới hướng tới tất cả các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là cán bộ làm công tác bình đẳng giới tại các sở, ban, ngành, địa phương. Qua đó, nhằm nâng cao hiểu biết về giới, lồng ghép vấn đề giới trong việc xây dựng, triển khai, thực hiện kế hoạch của ngành, địa phương mình. Thực hiện dự án về nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước cho cán bộ và cán bộ về bình đẳng giới, cơ quan Thường trực Ban VSTBPN tỉnh đã tổ chức tập huấn về công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ cho cán bộ phòng LĐ-TB&XH các huyện, thành phố và cán bộ cấp xã, phường, thị trấn. Trong dự án này, đối tượng được nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về bình đẳng giới là cán bộ nữ giữ chức vụ từ trưởng, phó phòng trở lên, cán bộ làm công tác bình đẳng giới và cán bộ nữ đang trong diện quy hoạch của các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và huyện.  

Cùng với việc thực hiện các Dự án này, trong năm qua, cơ quan Thường trực Ban VSTBPN tỉnh tổ chức nhiều hoạt động cụ thể như: Phối hợp với UBND huyện Cao Phong tổ chức tập huấn nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước cho cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác bình đẳng giới. Phối hợp triển khai cuộc thi tìm hiểu chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. Khảo sát thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tại 3 huyện Kỳ Sơn, Đà Bắc và Kim Bôi...  

Thông qua việc triển khai, thực hiện và khảo sát nắm tình hình, TT Ban VSTBPN tỉnh  đã đưa ra nhận định: việc thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đã đạt được những kết quả nhất định. Công tác TTPBPL về bình đẳng giới đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới, tư tưởng trọng nam, khinh nữ đã từng bước được khắc phục. Đó vừa là mục tiêu vừa là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng xã hội ổn định và đồng thuận, sự phát triển bền vững của đất nước, địa phương.

 

                                                                              Thúy Hằng

 

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục