Bà Quê bên căn nhà dột nát của mình.

Bà Quê bên căn nhà dột nát của mình.

(HBĐT) - Bà Quê năm nay đã gần 60 tuổi, bị điếc, bị cụt một bên tay phải, không biết chữ, sống cô đơn không nơi nương tựa.

 

Vượt hơn trăm cây số đường đèo, dốc từ Hà Nội lên Mai Châu (Hòa Bình), chúng tôi tìm đến nhà bà Đinh Thị Quê (xóm Khoang, xã Tân Mai). Ít ai nghĩ được rằng căn nhà nhỏ bé chừng hai chục mét vuông bằng tranh tre đã dột nát, xiêu vẹo này là nơi cư ngụ của người phụ nữ gầm 60 tuổi  gầy gò, ốm yếu, bị điếc và cụt mất một tay.

 

Thấy chúng tôi, bà ngơ ngác, nhìn ngó đầy thắc mắc. Hình như bà chưa hiểu về sự có mặt đường đột này. Anh Thọ, cán bộ Hội chữ thập đỏ xã phải giải thích với bà và cũng phải lúc lâu sau, bà mới gật đầu gượng gạo.

 

Xã Tân Mai cách trung tâm huyện Mai Châu 40 km, đường đèo, dốc, toàn đồi núi hiểm trở, nhà nọ cách nhà kia cả quả đồi... Ngôi nhà dột nát của bà Quê lọt thỏm giữa cây rừng. Ngôi nhà xiêu vẹo, mùa hè thì nắng xuyên thủng qua vách, qua mái nhà, còn mùa đông thì cái lạnh len lỏi vào tận giường nằm. Đã từ lâu rồi, căn nhà ấy không còn đủ sức chống chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng nó cũng giống như con người đều phải cố gắng chống chọi trong cuộc sông.

 

Hàng ngày, bà Quê đều phải tự bươn chải kiếm sống, bởi bà sống cô đơn, không con cái, không người thân, đến cái tuổi đầu bạc trắng rồi mà bà vẫn phải tự kiếm bữa rau, bữa cháo ăn cho qua ngày. Những khi ốm đau, nằm bẹp ở nhà, trong nhà còn cái gì có thể ăn được thì ăn, hàng xóm láng giềng đều ở xa, nếu biết bà ốm, họ còn giúp đỡ bát cơm, bát cháo nhưng nếu không biết, bà phải tự phải xoay sở, mặc cho số phận.

 

Anh Thọ cho biết: Cách đây 10 năm, bà sống với người cháu nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên cháu của bà đã vào miền Nam làm ăn và bỏ lại bà Quế một mình. Tính tình của bà hiền lành, khốn nỗi, bây giờ tuổi đã già nên không còn sức khỏe để lao động, bà kiếm được gì thì ăn nấy qua bữa, qua ngày, khi lại lang thang nhặt rác quanh bản. Chính quyền rất muốn hỗ trợ bà nhưng cuộc sống ở đây còn nhiều khó khăn nên muốn hỗ trợ cũng khó làm được!

 

Mong muốn lớn nhất của bà Quê lúc này chỉ là có một mái nhà để che mưa, che nắng, không phải sống cảnh tạm bợ như bây giờ.

 

Nhìn hình ảnh bà, tôi tự hỏi không biết bà Quê sẽ xoay sở ra sao khi tuổi đã xế bóng, Ở cái tuổi này, lẽ ra bà đã được nghỉ ngơi an nhàn, hưởng phúc. Nhưng bà Quê thì không. Mồ côi bố mẹ từ nhỏ, tuổi xuân lại quá lứa, lỡ thì nên sống cô quạnh. Một mình giữa bạt ngàn của rừng thẳm, hàng ngày, bà vẫn tự mình mò mẫm vào rừng kiếm củi rừng, rau rừng để ăn. Cũng có hôm thời tiết khắc nghiệt, mệt quá, bà đi lang thang nhặt rác quanh vệ đường kiếm ăn.

 

Bà Quê đang cần lắm một vòng tay, một sự chia sẻ của cộng đồng để bà được sống bình thường như những người già cô đơn khác...

 

 

                                    Hương Dung

                                    (Hội CTĐ tỉnh)

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục