Con dâu và các cháu, chắt luôn gần gũi chăm sóc mẹ.

Con dâu và các cháu, chắt luôn gần gũi chăm sóc mẹ.

(HBĐT) - Những ngày trung tuần tháng 4, chúng tôi trở lại vùng đất Chí Đạo (Lạc Sơn) để tìm về nhà mẹ Việt Nam Anh hùng Bùi Thị Triều. Mẹ Triều sinh ngày 10/3/1913, năm nay, mẹ tròn 100 tuổi. Con trai mẹ, liệt sĩ Bùi Văn Nhỏn, sinh năm 1941, hy sinh ngày 12/5/1969 tại mặt trận phía Nam.

 

Tiếp đón chúng tôi là bà Quách Thị Lan và anh Bùi Văn Bin, con dâu, cháu nội của mẹ. Bà Lan năm nay đã 73 tuổi và anh Bùi Văn Bin cũng đã bước sang tuổi 49. Trong cái nóng oi ả đầu hè, không khí tĩnh lặng và đầy âu lo bao trùm nếp nhà tình nghĩa, bà Lan rơm rớm nước mắt: “Từ sau Tết Quý Tý đến giờ, bà yếu lắm, hơn chục ngày nay không tự đi lại được. Mỗi bữa chỉ ăn được mấy thìa cháo. Hơn 1 tháng qua, suốt ngày đêm, hết con đến cháu, chắt thay nhau túc trực để chăm sóc bà”.

 

Dù đã rất yếu nhưng mẹ Triều vẫn cố ngồi dậy chuyện trò. Hồi ức của mẹ giúp chúng tôi trở lại thời điểm cách đây 45 năm, những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó cũng là thời điểm người con trai duy nhất của mẹ lên đường nhập ngũ. Sau đó là những tháng ngày đằng đẵng, thấp thỏm trong chờ đợi và tháng 5/1971, gia đình nhận được tin dữ, con trai mẹ đã “Anh dũng hy sinh tại mặt trận phía Nam”.

 

Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, tháng 8/1968, anh Bùi Văn Nhỏn đã làm đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Lúc đó anh 27 tuổi, vợ chồng anh đã có với nhau ba mặt con là Bùi Văn Bun, 6 tuổi, Bùi Văn Bin, 4 tuổi, Bùi Thị Nhưn, 1 tuổi và vợ anh đang mang thai cô con gái út Bùi Thị Bích Thủy. Nhập ngũ, anh được biên chế vào Trung đội 2, Đại đội 2, Tiểu đoàn 494, Trung đoàn 4, Sư đoàn 320B và cùng đồng đội huấn luyện 3 tháng tại xóm Trác, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy). Tuy đơn vị cách xa nhà chưa đầy 30 km, nhưng anh chỉ được về thăm nhà một lần duy nhất với thời gian ngắn ngủi gần 2 tiếng trước khi lên đường vào Nam chiến đấu.

 

Theo lời kể của CCB Bùi Văn Niềm ở xóm Pát, xã Thượng Cốc cùng đơn vị với liệt sỹ Bùi Văn Nhỏn: Đầu tháng 5/1969, đơn vị hành quân đến Quảng Nam và được bổ sung vào biên chế của D2, chi đội Hội An - Quảng Nam. Trong trận chiến khốc liệt với Lữ đoàn 4 thủy quân lục chiến Mỹ, Trung đoàn 51 và Lữ đoàn biệt động 37, 39 ngụy Sài Gòn trên địa bàn vùng cát trống trải ở huyện Duy Xuyên - Quảng Nam, Bùi Văn Nhỏn bị thương ở chân, tay và được đưa về trạm quân y tiền phương. Trong điều kiện chiến tranh vô cùng khó khăn, thiếu thồn, đồng đồng đã hết lòng cứu chữa nhưng do vết thương quá nặng anh đã hy sinh ngày 12/5/1969.

 

Trong nỗi đau vô bờ bến,mẹ giấu con, giấu cháu chỉ lặng lẽ khóc thầm. Ngày ngày mẹ vẫn cùng con dâu (bà Quách Thị Lan) ra đồng, lên nương, xuống suối, vào rừng kiếm con ốc, củ vớn, củ mài để lo bữa ăn hàng ngày cho đàn cháu thơ dại. Với bản làng, trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mẹ là tấm gương để mọi người noi theo về ý thức chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Dù hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn nhưng mẹ luôn tích cực ủng hộ phong trào “Thóc không thiếu một cân” với mong muốn được góp phần nhỏ bé cho tiền tuyến lớn để đất nước sớm được thu về một mối, Nam - Bắc một nhà, người dân được sống trong hòa bình.

 

Năm 1975, đất nước thống nhất, từ đó đến nay mẹ cũng ấm lòng hơn khi con cháu đã trưởng thành. Cùng với 4 người cháu nội, mẹ đã có 10 chắt, 6 chít. Ngày thường cũng như những dịp lễ, tết, gia đình luôn xum vầy đầm ấm. Bên cạnh đó, mẹ và gia đình luôn nhận được sự quan tâm, động viên của các cấp, ngành, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn. Chính những điều đó đã giúp mẹ vơi đi những đau thương mất mát để vươn lên vững vàng trong cuộc sống.

 

Chiến tranh đã lùi xa, hình ảnh người con trai duy nhất ngày ngày vẫn bám riết tâm trí mẹ. Giờ đây, tâm nguyện cuối cùng và mong muốn lớn nhất của mẹ là tìm được hài cốt của anh để đưa về an nghỉ tại quê cha, đất tổ (xóm Be Dưới, xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn).

  

 

                                                                    Đức Phượng

Các tin khác

Thực hiện chính sách chăm sóc người có công, hàng năm, huyện Cao Phong tổ chức khám - chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho đối tượng thương - bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, người có công với cách mạng.
Các học viên thực hành phương pháp đặt nội khí quản cho trẻ tại lớp tập huấn.
Lãnh đạo Hội CTĐ tỉnh thăm hỏi, động viên, hỗ trợ hộ gia đình bị thiệt hại bởi lốc xoáy tại xóm Định, xã Mãn Đức.
Toàn cảnh lớp tập huấn.

Lương Sơn: Thu 261 đơn vị máu trong ngày hội thanh niên hiến máu tình nguyện đợt 1

(HBĐT) - Ngày 25/4, tại trường THPT Nam Lương Sơn, Huyện đoàn Lương Sơn phối hợp với Hội chữ thập đỏ huyện tổ chức ngày hội thanh niên hiến máu tình nguyện đợt 1. Hơn 500 ĐVTN đến từ 11 xã vùng nam và khu vực Chợ Bến đã đăng ký tham gia hiến máu.

1 vạn người dân vùng có nguy cơ sốt rét cao được bảo vệ

(HBĐT) - Từ ngày 2 – 25/4, Trung tâm YTDP huyện Kim Bôi phối hợp với trạm y tế 7 xã vùng trọng điểm bệnh sốt rét lưu hành, gồm: Nật Sơn, Hợp Kim, Mỵ Hòa, Kim Bôi, Kim Truy, Cuối Hạ, Nuông Dăm tổ chức chiến dịch tẩm màn chống muỗi. Với số lượng 70 lít thuốc tẩm ICON, chiến dịch đã góp phần quan trọng bảo vệ sức khỏe, phòng-chống bệnh sốt rét cho 10.000 người dân ở vùng có nguy cơ cao.

Cấp 50 sổ ưu đãi cho học sinh - sinh viên

(HBĐT) - Thực hiện các chính sách về công tác chăm sóc người có công với cách mạng, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện cấp 50 sổ ưu đãi cho học sinh - sinh viên là còn em thương binh liệt sỹ, thân nhân người có công với cách mạng.

Tăng cường phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm vụ xuân – hè

(HBĐT) - Thời tiết chuyển mùa, tình hình dịch bệnh tai xanh ở các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, dịch cúm A/H5N1, H1N1 ở các tỉnh phía Nam đang diễn biến phức tạp. Tỉnh ta tuy nằm sâu trong nội địa nhưng tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, mức độ giao lưu hàng hóa, tập trung nhiều trang trại, gia trại nên nguy cơ xảy ra bệnh dịch đang ở mức độ rất cao. Trong khi đó, không ít hộ chăn nuôi vẫn chủ quan trong phòng-chống dịch bệnh.

Những khó khăn, bất cập trong xây dựng trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia ở Đà Bắc

(HBĐT) - Trạm y tế thị trấn Đà Bắc nhìn bề ngoài có cơ ngơi khang trang với một dãy nhà 2 tầng gồm 8 phòng, tổng diện tích 400 m2. Thế nhưng so với chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 – 2020, trạm lại thiếu từ những thứ cơ bản nhất như: số phòng, trang thiết bị y tế…

Lạc Thủy phát động Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh ATTP

(HBĐT) - Ngày 24/4, BCĐ liên ngành VSATTP huyện Lạc Thủy đã tổ chúc lễ phát động Tháng hành động vì chất lượng VSATTP.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục