Các y, bác sỹ Bệnh viện Nhi T.Ư lấy máu xét nghiệm bệnh tan máu bẩm sinh tại trường THPT Kỳ Sơn (Kỳ Sơn).

Các y, bác sỹ Bệnh viện Nhi T.Ư lấy máu xét nghiệm bệnh tan máu bẩm sinh tại trường THPT Kỳ Sơn (Kỳ Sơn).

(HBĐT) - “Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác DS/KHHGĐ trên địa bàn tỉnh đang đứng trước một số khó khăn, thách thức. Chất lượng dân số của tỉnh còn chưa cao cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Đặc biệt, vấn đề lớn, nổi cộm gây ảnh hưởng đến chất lượng dân số là bệnh tan máu bẩm sinh (tên khoa học là bệnh thalassemia) đang tiềm ẩn khá lớn trong cộng đồng các dân tộc trong tỉnh” - Bà Nguyễn Thị Minh Phương, Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ cho biết.

 

Theo bà Nguyễn Thị Minh Phương, bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh di truyền trên gen ẩn của dòng hồng cầu. Bệnh không chữa được và rất tốn kém. Khi gia đình có người mắc bệnh, làm khánh kiệt về kinh tế, suy sụp về tinh thần của những người thân, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm - sinh lý của người mắc bệnh cũng như các thành viên trong gia đình. Tuy là bệnh không chữa được nhưng có thể phòng được nếu như mỗi người trong trong cộng đồng hiểu biết về bệnh để biết cách phòng tránh. Biện pháp phòng bệnh tập trung phát hiện người mang gen ẩn và tư vấn trước hôn nhân để nam - nữ mang gen ẩn bệnh này không kết hôn với nhau. Nếu họ vẫn cứ kết hôn phải theo dõi chặt chẽ và sàng lọc trước khi sinh vì tỷ lệ sinh ra đứa trẻ bình thường chỉ chiếm xác suất 1/4. Tuy nhiên, việc chẩn đoán sàng lọc trước sinh cũng rất tốn kém và nhiều tai biến mặc dù kỹ thuật này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước. Thể nặng của hội chứng tan máu bẩm sinh có biểu hiện thiếu máu tan máu, vàng da, gan lách to, biến dạng xương. Điều trị bằng truyền máu và thải sắt cả đời, chi phí cao, đòi hỏi nhiều chuyên khoa. ở nước ta, do nhiều khó khăn nên hiệu quả điều trị thấp. Bệnh nhân có sức khỏe kém, nhiều biến chứng và tuổi thọ ngắn.

 

Để triển khai các biện pháp phòng bệnh, từ năm 2009, mô hình can thiệp giảm thiểu mắc bệnh thalassemia đã được triển khai trên địa bàn tỉnh ta. Các hoạt động chủ yếu của mô hình là công tác truyền thông được triển khai rộng rãi, thông qua các kênh như: hội nghị, hội thảo, tập huấn, sinh hoạt CLB tiền hôn nhân, TT-TH, cung cấp tài liệu cho cộng đồng... Qua đó, lãnh đạo UBND tỉnh, huyện, xã, các ban, ngành của địa phương, những tuyên truyền viên, cán bộ y tế và người dân trong các xã triển khai mô hình, đặc biệt, các đối tượng là vị thành niên, thanh niên đã có những kiến thức nhất định về nguyên nhân, hậu quả của bệnh tan máu bẩm sinh và cách phòng tránh bệnh tại cộng đồng.

 

Năm 2013, mô hình tiếp tục được duy trì ở 144 xã đã triển khai năm 2012 và mở rộng 66 xã trong 11 huyện, thành phố. Mục tiêu của mô hình nhằm truyền thông chuyển đổi nhận thức của người dân về bệnh tan máu bẩm sinh là một bệnh nguy hiểm không chữa được nhưng có thể phòng tránh được, tiến tới người dân trước khi kết hôn có ý thức tự nguyện tìm đến cơ sở xét nghiệm để làm xét nghiệm, nếu bản thân mang gen ẩn tự biết phòng tránh cho thế hệ sau. Các hoạt động chính của mô hình gồm: triển khai kế hoạch hoạt động mô hình cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Tập huấn cho các xã mới triển khai năm 2013. Chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện tập huấn về kỹ thuật lấy máu, vận chuyển máu, kiến thức bệnh thalassemia, nguyên nhân bệnh sinh, cách phòng, kỹ năng truyền thông, tư vấn. Trạm y tế xã tư vấn, lấy máu xét nghiệm tìm gen ẩn cho phụ nữ đang có thai và học sinh PTTH. Các CLB tiền hôn nhân duy trì hoạt động cung cấp cho các thành viên kiến thức về bệnh thalassemia - nguyên nhân gây bệnh và cách phòng, CSSKSS/KHHGĐ cho đối tượng vị thành niên, thanh niên và những người quan tâm đến bệnh thalassemia. Tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh xã để tạo dư luận tốt về cách phòng tránh bệnh thalassemia...

 

 

                                                                     Hương Lan

 

 

Các tin khác


Tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm dịch y tế biên giới để ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi xâm nhập nước ta.

Đổi mới hình thức tuyên truyền - giải pháp quan trọng để hoàn thành chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế

(HBĐT) - Năm 2022, tỉnh có 2 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT). Theo Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ giao tỷ lệ bao phủ BHYT của tỉnh là 95,15%. Tuy nhiên, đến hết tháng 12/2022, tỷ lệ bao phủ thẻ BHYT của Hòa Bình chỉ đạt 90,27% dân số.

Trên 1.200 người đăng ký tham gia hiến máu tại huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngày 10/3, tại nhà văn hóa huyện Lạc Sơn, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, Ban Chỉ đạo Vận động HMTN huyện Lạc Sơn phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt I năm 2023.

Hà Tĩnh: 13 học sinh lớp 6 bị ngộ độc do ăn quả cây ngô đồng

Ngày 10/3, cô giáo Hồ Thị Hoa, Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở Phổ Hải, xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) xác nhận, một nhóm học sinh lớp 6 của trường phải đến khám, theo dõi tình hình sức khỏe tại Trung tâm Y tế huyện sau khi ăn quả của cây ngô đồng.

Ứng dụng VssID - phát huy vai trò cung cấp thông tin chính sách về bảo hiểm

(HBĐT) - Sau gần 2 năm triển khai, ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội (BHXH) số đã phát huy vai trò hữu ích trong việc cung cấp thông tin chính sách về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trong lứa tuổi thanh, thiếu niên

Tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trong thanh, thiếu niên Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục