Phụ huynh đưa đón con em mình truớc cổng truờng tiểu học Lý Tự Trọng.

Phụ huynh đưa đón con em mình truớc cổng truờng tiểu học Lý Tự Trọng.

(HBĐT) - Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Thủ tuớng chính phủ về việc xử phạt người ngồi trên xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em trên 6 tuổi đã có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2010. Nhưng đến nay, trên địa bàn TP Hoà Bình, trẻ em không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông vẫn còn phổ biến.

 

Theo Nghị định 34/2010/NĐ-CP sẽ phạt tiền người điều khiển phương tiện từ 100.000 – 200.000 đồng khi chở trẻ em từ 6 tuổi trở lên không đội mũ bảo hiểm.

 

Thế nhưng hàng ngày, trước các cổng trường tiểu học, THCS, các bậc phụ huynh vẫn đưa đón con em đến trường và ít khi thấy trẻ em được đội mũ bảo hiểm, đặc biệt là các trường tiểu học. Dường như các bậc phụ huynh đang thờ ơ với việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Hơn nữa, quy định về việc trẻ em trên 6 tuổi phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy đã được thực thi từ lâu. Một số tỉnh, thành phố đã áp dụng các biện pháp xử phạt nghiêm đối với các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, ở ngay trung tâm thành phố Hòa Bình, tình trạng này vẫn đang diễn ra hết sức tự nhiên.

 

Trước cổng các trường tiểu học như Lý Tự Trọng, Lê Quý Đôn, Sông Đà, Trần Quốc Toản, Hữu Nghị… vào giờ cao điểm đưa đón học sinh là bằng chứng rõ nhất cho vấn đề này. Hầu như không một trẻ em nào được đội mũ bảo hiểm, nếu có thì rất ít. Khi tan trường, các em vội leo lên xe, còn phụ huynh cứ thế đi. Dường như trong tâm thức họ không hề có ý định đội mũ bảo hiểm cho con, cháu việc này đã trở thành thói quen của các bậc phụ huynh.

 

Anh B.T. Hải (phường Phương Lâm) cho biết: Con tôi thường kêu nặng và nóng khi đội mũ bảo hiểm nên tôi đành chiều theo ý con. Với lại, nhà cách trường chưa đến 1 cây số nên tôi không muốn ép cháu.

 

Chị Hường (khu Chuyên gia) lại nói: “Tôi đã biết có quy định này nhưng chưa thấy ai bị bắt bao giờ nên cũng không quan tâm lắm. Chỉ khi nào đi đâu xa mới cho cháu đội mũ thôi chứ đi học thì ngay gần nhà, đội mũ làm gì cho bất tiện”.

 

Khi hỏi một em nhỏ học lớp 2 trường tiểu học Lý Tự Trọng tại sao không đội mũ bảo hiểm thì em trả lời: “Bố cháu nói không phải đội…”. Phải chăng nguyên nhân xuất phát từ chính những phụ huynh? Họ đã tạo cho con em mình hình thành một thói quen không tốt, làm các bé thấy đội mũ bảo hiểm là bất tiện và từ đó không thích đội.

 

Nguyên nhân của tình trạng trên là do từ khi quy định được ban hành đến giờ, trong tỉnh vẫn chưa có trường hợp nào bị xử phạt. Theo đồng chí Đinh Truờng Sơn – Đội trưởng đội CSGT (Công an TP. Hòa Bình) cho biết: quy định về việc trẻ em trên 6 tuổi phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy bước đầu đã được thực hiện từ việc nhắc nhở người dân. Tuy nhiên, lãnh đạo đơn vị cũng đã có những biện pháp để thắt chặt hơn nữa nếu có hành vi vi phạm. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ phối hợp với các nhà trường, các khu dân cư để tuyên truyền, giáo dục người dân về quy định này trong thời gian tới. Có lẽ vì chưa có “gương” nên không ai chịu “soi” vào đó để thực hiện. Luật chưa được thắt chặt nên người dân cứ ỷ lại, không quan tâm đến sức khỏe của trẻ.

 

Các giáo viên của các trường tiểu học trong thành phố cũng cho rằng các phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông và cùng chung một quan điểm: Nên tạo lập cho trẻ ý thức đội mũ bảo hiểm cho mình ngay từ nhỏ, nên cho trẻ biết rằng, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của chính mình. Bảo vệ tính mạng cho trẻ cũng chính là bảo vệ tính mạng cho cả nhà…

 

Theo thống kê mới đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có tới 60% trẻ em Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ tai nạn giao thông do không đội mũ bảo hiểm.

 

Còn theo Quỹ An toàn giao thông đường bộ cho biết, mỗi năm, nước ta có khoảng 12.000 người chết và trên 20.000 người bị thương do tai nạn giao thông, trong đó, 35% là trẻ em.

 

Trong năm 2012 có gần 50.000 trường hợp chấn thương sọ não thì có 13,4% trẻ em và một nửa trong số này bị chấn thương sọ não do không đội mũ bảo hiểm.

 

 

 

 

                             Trần Thu Thảo (TTV)

 

 

Các tin khác


Gia tăng trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp, bác sĩ hướng dẫn cách phòng bệnh

Thời gian gần đây,số trẻ mắc bệnh do virus hợp bào hô hấp (RSV) đang có xu hướng gia tăng, bác sĩ hướng dẫn các biện pháp dễ thực hiện để phòng bệnh cho trẻ.

WHO cảnh báo tình trạng thiếu nhân viên y tế nghiêm trọng vì đại dịch Covid-19

Theo Tổ chức Y tế thế giới, không dưới 55 quốc gia trên thế giới đang phải chật vật đối phó với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nhân viên y tế, trong đó các nước châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ở huyện vùng cao Mai Châu

(HBĐT) - Những năm qua, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, tăng cường ứng dụng kỹ thuật cao vào khám và điều trị bệnh. Nhờ đó, chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn.

Tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm dịch y tế biên giới để ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi xâm nhập nước ta.

Đổi mới hình thức tuyên truyền - giải pháp quan trọng để hoàn thành chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế

(HBĐT) - Năm 2022, tỉnh có 2 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT). Theo Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ giao tỷ lệ bao phủ BHYT của tỉnh là 95,15%. Tuy nhiên, đến hết tháng 12/2022, tỷ lệ bao phủ thẻ BHYT của Hòa Bình chỉ đạt 90,27% dân số.

Trên 1.200 người đăng ký tham gia hiến máu tại huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngày 10/3, tại nhà văn hóa huyện Lạc Sơn, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, Ban Chỉ đạo Vận động HMTN huyện Lạc Sơn phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt I năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục