Sinh viên trường Trung học y tế Hòa Bình thực hành tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Sinh viên trường Trung học y tế Hòa Bình thực hành tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

(HBĐT) - Trước thực trạng thiếu trầm trọng đội ngũ bác sỹ, dược sỹ đại học từ cấp tỉnh đến cơ sở, năm 2010, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 151/2010/NQ-HĐND, thông qua Đề án đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học tuyến y tế cơ sở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2020. Đây là một chủ trương đúng và cũng được ban hành rất kịp thời. Tuy nhiên, qua 3 năm triển khai thực hiện, hiệu quả chưa được như mong muốn.

 

Thu hút bác sỹ về cơ sở vẫn là bài toán khó

 

Theo thống kê của ngành y tế, đến nay toàn tỉnh đã đạt tỷ lệ 6,75 bác sỹ/1 vạn dân và 60% trạm y tế xã, phường,  thị trấn có bác sỹ. Trên thực tế, nguồn nhân lực này vẫn chưa thể đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Tại hội nghị tiếp xúc cử tri giữa Đoàn ĐBQH tỉnh với cử tri ngành y tế được tổ chức vào cuối tháng  4 vừa qua có nhiều ý kiến tập trung sâu vào việc phản ánh những khó khăn trong thu hút nhân lực ngành y. Đồng chí  Trần Thị Ái Hương, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh bày tỏ: Hiện, hệ thống Trung tâm y tế dự phòng chúng tôi đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực ( là bác sỹ) từ cấp tỉnh đến cơ sở. Những năm gần đây, cả ngành y tế và tỉnh đã có sự quan tâm nhiều hơn tới công tác y tế dự phòng, nhờ đó đã quan tâm đầu tư, nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho ngành. Tuy nhiên, vì thiếu bác sỹ có trình độ chuyên sâu nên hiệu quả công việc chưa được như mong muốn. Đồng chí  Phạm Văn Cường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Châu cho biết: 13 năm qua, Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Châu không tuyển được một bác sỹ nào về công tác. Trong khi đó có 2 bác sỹ vì điều kiện gia đình, vì sự đãi ngộ hợp lý đã xin chuyển công tác đến tỉnh khác. Ngay tại Bệnh viện Đa khoa TP. Hòa Bình 10 năm qua mới tuyển được 1 bác sỹ được đào tạo chính quy về công tác. Hiện tại, bệnh viện có 13 bác sỹ, trong khi theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Bệnh viện phải cần tới 20 bác sỹ. Đó là chưa kể việc thiếu bác sỹ chuyên khoa sâu như: gây mê hồi sức, nội - tổng hợp, mắt, chẩn đoán hình ảnh để đảm bảo nâng cao chất lượng KCB cho nhân dân.

           

 

Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực ngành y tế được xác định do nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chính được đưa ra là việc thu hút bác sỹ có chuyên môn cao, tay nghề vững về làm việc tại tuyến y tế cơ sở luôn hết sức khó khăn. Nguyên nhân sâu xa là do sự đãi ngộ quá thấp, trong khi áp lực công việc trong ngành y quá lớn nên nhiều bác sỹ có tay nghề cao khi có cơ hội đã xin chuyển về Hà Nội hoặc các tỉnh khác. Nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học y, đại học dược cũng không muốn về làm việc tại tỉnh.

 

Theo Sở Y tế, ngay khi Đề án Đào tạo  bác sỹ, dược sỹ đại học tuyến y tế cơ sở tỉnh giai đoạn 2010-2020 được phê duyệt, ngành đã  tích cực triển khai thực hiện và lựa chọn cử người đi đào tạo. Các thí sinh thuộc đối tượng được hưởng theo Nghị quyết 151/NQ-HĐND sẽ được hỗ trợ 50% kinh phí và học phí đào tạo. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học theo đề án lại không được như mong muốn. Gần 3 năm triển khai, thực hiện, đến nay, toàn tỉnh mới đưa đi đào tạo 89 bác sỹ gồm: 17 học sinh được xét chọn đi học, 25 cán bộ do các đơn vị tuyến huyện chọn và 47 cán bộ thuộc Trạm y tế xã. Trong khi số bác sỹ cần đào tạo bổ sung 257 người. Hiện có 9 dược sỹ đang đào tạo gồm 4 học sinh được xét chọn đi học, 3 người do các đơn vị tuyến huyện chọn. Trong khi số dược sỹ cần được đào tạo 121 người.

           

 

Cần có cơ chế, chính sách linh động, phù hợp

           

 

Những khó khăn, bất cập trong công tác đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học theo đề án được đồng chí Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh nêu rõ: Việc cử cán bộ đi đào tạo đối với những ngành khác có vẻ dễ dàng nhưng với ngành y, đây là việc không hề đơn giản. Đối với những cán bộ đã công tác trong ngành, do đã hiểu rõ về tính chất công việc, chế độ đãi ngộ và những quy định trong đề án nên phần lớn các y sỹ (chủ yếu là nữ) có tâm lý ngại đi học nâng cao. Đặc biệt là các y sỹ làm việc tại trạm y tế xã, nếu xã đã có bác sỹ mà họ vẫn đồng ý đi học, sau này trở về sẽ phải chuyển công tác đến Trạm y tế khác. Đối với các em học sinh mới tốt nghiệp THPT, theo xu thế chung của xã hội hiện nay, hầu hết các học sinh có học lực khá, giỏi đều chọn thi vào các ngành kinh tế, KHCNđể khi tốt nghiệp vừa dễ tìm kiếm việc làm, vừa có thu nhập cao. Rất ít học sinh giỏi thi vào các ngành y, dược vì thời gian học dài, khi tốt nghiệp về công tác ở cơ sở phải chịu áp lực công việc cao, trong khi lương, phụ cấp lại thấp. Từ thực tế này đã nảy sinh một vấn đề, chất lượng đầu vào của các thí sinh tham gia thi tuyển vào các trường đại học y, dược thấp.  Số lượng thí sinh đăng ký dự thi đã hạn chế, thêm vào đó, số lượng thí không thi đỗ cao nên việc đào tạo theo đề án luôn không đạt chỉ tiêu. Theo kế hoạch, mỗi năm cần đào tạo 40 y sỹ để sau này trở thành bác sỹ nhưng không đạt. Đặc biệt, vì có sự liên quan đến quy định của Bộ GD&ĐT và các trường đại học y, dược nên trong năm 2012, tỉnh không tuyển được đối tượng nào đi đào tạo chính quy theo địa chỉ  để hưởng đề án 151.

           

 

Để khắc phục những tồn tại, vướng mắc trên, nhằm phát huy hiệu quả của Đề án, ngành y tế tỉnh đã đề nghị: HĐND, UBND tỉnh làm việc trực tiếp với Bộ GD&ĐT xin 50 chỉ tiêu đào tạo liên thông theo địa chỉ sử dụng riêng cho tỉnh (liên kết đào tạo giữa trường ĐH Y Hải Phòng và Sở Y tế). Đồng thời, làm việc với Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế, Ban chỉ đạo Tây Bắc để xin chỉ tiêu đào tạo cho Đề án 151. Về chính sách hỗ trợ các học viên theo học: ngoài những đối tượng là cán bộ công tác tại các đơn vị y tế tuyến cơ sở, cần mở rộng thêm tới các đối tượng là CBCCVC phòng Y tế các huyện, thành phố và các đơn vị y tế tuyến tỉnh. Nâng mức hỗ trợ trên 100% kinh phí và học phí cho những người đã được xét chọn đi học theo Đề án. Một số ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh cho rằng: việc đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học theo Đề án diễn ra quá chậm chạp, khó có thể đạt được tiến độ, đảm bảo cả về lượng và chất. Nên chăng cần có sự bổ sung, thay đổi, nới lỏng hơn về cơ chế, chính sách để thu hút nhân lực ngành y tế đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

 

 

                                                                            Thuý Hằng 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục