Nhờ sự đầu tư của các chương trình, nhân dân bản Hang Kia, xã Hang Kia (Mai Châu) đã có đủ nước sinh hoạt hợp vệ sinh để sử dụng.

Nhờ sự đầu tư của các chương trình, nhân dân bản Hang Kia, xã Hang Kia (Mai Châu) đã có đủ nước sinh hoạt hợp vệ sinh để sử dụng.

(HBĐT) - Đó là chủ đề của ngày vệ sinh yêu nước năm 2013. Đây là năm thứ 2, ngày này được phát động thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Với tỉnh ta, vấn đề sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đang trở nên khá cấp thiết bởi tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh trên địa bàn toàn tỉnh mới đạt 36%, thấp hơn 20% so với cả nước. Nếu tách riêng vùng nông thôn, tỷ lệ này chỉ đạt 22,3%. Trong đó, thấp nhất là huyện Lạc Sơn mới đạt 14% (số liệu năm 2011).

 

Điều kiện vệ sinh kém gây ra nhiều loại bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Theo nghiên cứu mới nhất của Bộ Y tế, các bệnh phổ biến gây bệnh tật, tử vong trẻ em ở nước ta là tiêu chảy (10%), viêm phổi (12%) và nhiễm ký sinh trùng. Hàng năm, thiệt hại khoảng 77 triệu USD do điều kiện vệ sinh kém. Thực tế cho thấy, trước đây, khoảng cách giữa các hộ dân còn khá rộng. Do phát triển dân số, mật độ các hộ tăng lên, đất cho sản xuất, sinh hoạt bị thu hẹp. Hầu hết các hộ dân nông thôn đều chăn nuôi tại nhà, nguồn nước sinh hoạt được lấy từ giếng nên dễ bị ô nhiễm từ chuồng gia súc, nhà tiêu. Vị trí ở của nhiều nhà dân là trên các sườn núi, chất thải của hộ gia đình này sẽ làm ô nhiễm nguồn nước cho hộ phía bên dưới. Trong khi đó, nhận thức, thói quen của không ít người dân nông thôn với vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, đặc biệt là việc xây dựng, bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh chưa cao. Vẫn còn tình trạng phóng uế bừa bãi ở một số vùng. Trước đây đã từng có phong trào xây nhà tiêu 2 ngăn nhưng sau một thời gian sử dụng hiện nay cũng không còn đảm bảo vệ sinh.

 

Những năm qua, tỉnh ta đã triển khai một số chương trình, dự án về cấp nước và vệ sinh. Tổ chức Childfund đã và đang hỗ trợ thực hiện các hoạt động phát triển vùng, trong đó có cấp nước và vệ sinh ở một số xã của huyện Cao Phong, Kỳ Sơn, Kim Bôi. Dự án RTVXP của quỹ Unilever tại huyện Đà Bắc, TPHB. Thí điểm làng văn hóa, sức khỏe tại xã Lũng Vân, Phong Phú (Tân Lạc). Tổ chức DFID đang hỗ trợ thí điểm tại 4 xã của 2 huyện Đà Bắc, Lương Sơn về tạo điều kiện cho hộ dân vay tiền từ NHCSXH để xây dựng công trình cấp nước và nhà tiêu. Lớn nhất là chương trình mục tiêu quốc gia về NS&VSMT nông thôn giai đoạn 2006 - 2011 đã góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường cho người dân khu vực nông thôn. Tuy nhiên, các chương trình về vệ sinh môi trường nông thôn hiện đang gặp không ít thách thức. Đó là vấn đề vệ sinh chưa được quan tâm và ưu tiên đúng mức. Nguồn kinh phí cho vệ sinh còn thiếu và chưa phù hợp. Năng lực triển khai thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu. Kiến thức về vệ sinh của người dân còn hạn chế. Kết quả phân tích của Trung tâm YTDP tỉnh về mối liên quan giữa vấn đề nghèo và nhà tiêu hợp vệ sinh khá bất ngờ. 64,1% nhóm hộ cận nghèo và 36,4% nhóm hộ nghèo nhất có điện thoại di động, 87,5% hộ cận nghèo và 72,7% hộ nghèo nhất có tivi. Tuy nhiên chỉ có 41,8% nhóm hộ nghèo nhất và 63,7% nhóm hộ cận nghèo có nhà tiêu hợp vệ sinh. Điều đó cho thấy, nghèo không phải là nguyên nhân trọng yếu khiến các hộ không có nhà tiêu hợp vệ sinh.

 

Nhằm cải thiện tình trạng này, chương trình vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh giai đoạn 2013-2015 đặt mục tiêu nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn thông qua cải thiện điều kiện vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh, giảm ô nhiễm môi trường. Phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 65% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, tương đương phải xây mới trung bình 15.000 công trình/năm. Ngay trong năm 2013 phấn đấu tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 44%; 100% nhân viên y tế thôn, bản và người dân của 26 xã ở 8 huyện dự kiến triển khai chương trình được tập huấn kiến thức về vệ sinh môi trường, kỹ thuật xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Để đạt được mục tiêu trên, ý kiến từ các chuyên gia, tổ chức hỗ trợ, lãnh đạo huyện, thành phố, đơn vị chuyên môn tại hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện chương trình vệ sinh môi trường nông thôn mới đây đều cho rằng, giải pháp quan trọng nhất là đẩy mạnh các hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức đến tận hộ gia đình. Khắc phục tâm lý trông chờ, ỷ lại của người dân. Huy động sự vào cuộc của tất cả các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, không phó thác trách nhiệm cho ngành y tế trong tổ chức thực hiện. Giao chỉ tiêu nhà tiêu hợp vệ sinh vào kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương. Kết nối, điều phối để tránh quá nhiều dự án vào cùng một địa bàn. Sớm có thiết kế mẫu về nhà tiêu hợp vệ sinh mang tính bền vững, lâu dài.

 

                                                                       

 

                                                                         Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục