Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ mồ côi tỉnh tặng quà cho người khuyết tật xã Trung Sơn (Lương Sơn).

Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ mồ côi tỉnh tặng quà cho người khuyết tật xã Trung Sơn (Lương Sơn).

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 15.169 người khuyết tật, trong đó đối tượng là thương binh, bệnh binh, người bị tai nạn lao động có hơn 2000 người; đối tượng khuyết tật xã hội có 13.169 người, trong số này, dạng khuyết tật nhiều, nhất là khuyết tật về vận động, thần kinh, tâm thần, trí tuệ và khuyết tật về nghe, nói nhìn.

 

Ngoài ra, toàn tỉnh còn có 340 trẻ mồ côi cần có sự giúp đỡ của cộng đồng. Nhằm từng bước cải thiện đời sống, vị thế của người khuyết tật,  trẻ mồ côi trong đời sống KT- XH, tháng 5 năm 2008, BTV Tỉnh uỷ đã ban hành Chỉ thị số 28-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ người tàn tật, trẻ mồ côi. Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị, công tác này đã thu được những kết quả nhất định, góp phần chia sẻ, động viên các đối tượng có thêm nghị lực và niềm tin vào cuộc sống. Nhiều địa phương, đơn vị đã năng động, sáng tạo huy động được nguồn lực, sự hỗ trợ của các tổ chức, nhà hảo tâm trong việc chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồi côi.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, trong 5 năm (2008 - 2012), toàn tỉnh đã có 15.062 lượt đối tượng khuyết tật nặng, 1.141 lượt trẻ mồ côi và 5.880 lượt người tâm thần được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng. Có 66 trẻ mồ côi được nhận nuôi dưỡng tại cộng đồng, 198 lượt trẻ mồi côi, 76 lượt người tâm thần và 86 lượt người khuyết tật được nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh. Nhằm chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người khuyết tật, Sở LĐ-TB&XH đã chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức đo, khám và cấp miễn phí chân giả cho 60 người; phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng cho 164 người; cấp 100 máy trợ thính và mổ đục thuỷ tinh thể cho nhiều đối tượng. Hội CTĐ tỉnh, Hội  Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin và các cơ sở y tế đã tổ chức khám, cấp phát thuốc chữa bệnh miễn phí cho gần 3.500 người khuyết tật. Bên cạnh đó, các địa phương đã cấp chân tay giả cho 11.000 lượt thương - bệnh binh; trao tặng 1.122 xe lăn cho người khuyết tật về vận động.

 

Để giúp người khuyết tật có cơ hội tìm việc làm. 5 năm qua đã có 552 người được tạo điều kiện theo học nghề may, nghề thêu. Sau đào tạo nghề, nhiều người đã có việc làm tại cộng đồng, nhất là tại Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành không chỉ tổ chức lớp dạy nghề mà còn thường xuyên giải quyết việc làm cho hơn 30 người khuyết tật với mức thu nhập từ 1,5 - 2 triệu đồng/người/tháng, góp phần giúp các đối tượng ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng. Cùng với đó, việc hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật luôn được coi trọng, đã có trên 50 đối tượng được hỗ trợ mua phương tiện đi lại, sách vở, đồ dùng; 89 hộ được được hỗ trợ trên 133 triệu đồng tiền vốn phát triển sản xuất; 31 hộ gia đình người khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ mỗi hộ 1 con bò giống với tổng kinh phí trên 480 triệu đồng. Ngoài ra, các địa phương trong tỉnh đã tích cực vận động nhân dân trên địa bàn giúp đỡ hơn 19.000 ngày công lao động và hỗ trợ cây, con giống, vật tư sản xuất với giá trị trên 400 triệu đồng giúp hộ gia định người khuyết tật khó khăn phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.  

Để việc chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi được thực hiện tốt, hàng năm, cấp uỷ, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thăm hỏi, tặng quà và xây dựng quỹ bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi. Theo đó, trong 5 năm 2008 - 2012, toàn tỉnh đã vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ủng hộ quỹ bằng tiền mặt và hiện vật với tổng giá trị 2.789 triệu đồng. Từ nguồn quỹ vận động được kết hợp với sự ủng hộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã xây dựng được 57 nhà đại đoàn kết cho người khuyết tật không có nhà ở, nhà ở dột nát tại 11 huyện thành phố với kinh phí trên 1.670 triệu đồng. Ngoài ra, hàng năm, các cấp ủy, chính quyền,  tổ chức, đoàn thể, Hội CTĐ, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho hàng nghìn người khuyết tật, qua đó góp phần chia sẻ, động viên các đối tượng có thêm nghị lực trong cuộc sống.  

Theo Sở LĐ-TB&XH thì hiện nay, công tác này vẫn còn nhiều khó khăn do nhận thức chung của xã hội trong thực hiện chính sách đối với người khuyết tật, trẻ mồi côi chưa đầy đủ; nguồn kinh phí bố trí chưa đáp ứng được nhu cầu; thực hiện xã hội hóa còn hạn chế; việc huy động các nguồn lực xã hội chưa cao Đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó GĐ sở LĐ-TB&XH cho biết: Trong số trên 13.000 đối tượng khuyết tật xã hội chỉ có 50% đối tượng học hết tiểu học, trên 3.200 đối tượng không có khả năng lao động, trong đó có khoảng 1.300 người không thể phục vụ được. Để người khuyết tật, trẻ mồ côi được quan tâm đúng mức  thì không thể chỉ trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước mà công tác này rất cần được xã hội hóa sâu sắc và sự góp sức của cả cộng đồng, từng bước tạo điều kiện cho các đối tượng vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động KT   XH. Bên cạnh đó, các cấp, ngành, đoàn thể cũng cần tăng cường tuyên truyền, vận động giúp đỡ bản thân người khuyết, trẻ mồ côi có ý chí, nghị lực sống để vượt lên số phận.

 

                                                                  Bình Giang

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục