(HBĐT) - Thực hiện Nghị định số 182, ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động (NLĐ) làm việc ở doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động ngày 2/1/2014, Sở LĐTB-XH ban hành công văn số 01/LĐTBXH hướng dẫn việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng như sau:

 

Đối với các doanh nghiệp: bắt đầu từ ngày 1/1/2014, các DN, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) trên địa bàn tỉnh rà soát, điều chỉnh lại mức lương trong thang lương, bảng lương và hợp đồng lao động theo mức lương tối thiểu vùng

 

Mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất trả cho NLĐ chưa qua đào tạo làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường, đủ giờ làm việc trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận. Tiền lương của NLĐ đã qua học nghề (kể cả lao động do DN tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Khi áp dụng mức lương tối thiểu vùng, DN không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi NLĐ làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, tiền lương hoặc phụ cấp làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Khuyến khích các DN thỏa thuận áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng. Kinh phí thực hiện mức lương tối thiểu vùng được hạch toán và giá thành hoặc chi phí SX-KD của DN. Doanh nghiệp trên địa bàn TP Hòa Bình áp dụng mức lương tối thiểu vùng là 2,1 triệu đồng/tháng. DN trên địa bàn các huyện áp dụng mức lương tối thiểu vùng là 1,9 triệu đồng/tháng.

 

Công văn yêu cầu phòng LĐ-TB&XH các huyện, thành phố căn cứ mức lương tối thiểu vùng hướng dẫn DN xây dựng thang, bảng lương theo quy định; rà soát bảng lương của các DN đã xây dựng đăng ký thực hiện; trường hợp mức lương tối thiểu trong bảng lương chưa đảm bảo, Phòng có trách nhiệm thông báo cho DN biết để điều chỉnh; chủ động đề xuất, phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc Sở trong việc đôn đốc, kiểm tra thực hiên mức lương tối thiểu vùng. Căn cứ mức lương tối thiểu vùng, Thanh tra Sở Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm; phối hợp với phòng lao động, tiền lương, BHXH hướng dẫn, kiểm tra các DN thực hiện quy định này.

 

 

                                                                               Đ.P (TH)

 

 

 

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục