Anh Trương Quang Hưng trao đổi tài liệu tuyên truyền cùng bác sỹ Nguyễn Thị Thành tại phòng khám ngoại trú, khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Anh Trương Quang Hưng trao đổi tài liệu tuyên truyền cùng bác sỹ Nguyễn Thị Thành tại phòng khám ngoại trú, khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

(HBĐT) - “Năm 2004, trong 1 lần khám sức khoẻ định kỳ, tôi được bác sỹ cho biết mình bị nhiễm HIV. Ngày ấy, tôi sống như một cái xác không hồn. Người đời kỳ thị, xa lánh. Cuộc sống chất chồng khó khăn, nhiều khi chỉ muốn kết liễu đời mình...” - Đó là tâm sự của anh Trương Quang Hưng, phường Phương Lâm (thành phố Hoà Bình) khi nhớ lại những ngày đầu biết mình nhiễm “H”.

 

Vẻ ngoài hoạt bát, thái độ thân thiện, cởi mở là cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi trò chuyện cùng anh Hưng. Không e dè, giấu giếm, anh kể về nguyên nhân mình bị nhiễm “H”. “Khi đó tôi mới 20 tuổi. Bị đám bạn rủ rê, sau khi uống rượu say, tôi đã có quan hệ tình dục không an toàn với gái mại dâm”. Chỉ một lần duy nhất trong đời nhưng cũng đủ làm anh Hưng mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Cũng chính từ đó, anh sống khép mình với cuộc sống bên ngoài. Năm 2009, khi có những dấu hiệu mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, qua các bạn đồng đẳng, anh biết và tìm đến Phòng khám ngoại trú, khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. “Từ đây, những tháng ngày đen tối nhất của cuộc đời tôi đã khép lại”- Hưng chân thành chia sẻ.

 

Chúng tôi tìm gặp bác sỹ Nguyễn Thị Thành, Trưởng khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, người trực tiếp điều trị cho anh Trương Quang Hưng. Trò chuyện về anh bằng ánh mắt đầy thiện cảm, bác sỹ Thành cho biết: “Hưng là một bệnh nhân rất nghị lực. Khi mới đến viện, tỷ lệ CD4 của em còn rất thấp, đã mắc một số bệnh nhiễm trùng cơ hội. Nhưng thái độ hợp tác, sự từ tốn, lễ phép đã khiến chúng tôi có tình cảm đặc biệt với chàng trai này”. Sau một thời gian điều trị tại khoa, sức khoẻ đã tương đối ổn định, nhận thấy những phẩm chất đáng quý, phù hợp trong  Hưng, bác sỹ Thành đã ngỏ ý muốn mời anh làm nhân viên hỗ trợ điều trị với mức thu nhập 2,3 triệu đồng/ tháng. Cũng từ phòng khám này, niềm vui lớn đã đến khi anh đã gặp và kết hôn  với cô gái trẻ cũng mang căn bệnh thế kỷ HIV. Anh chia sẻ thêm: “ở tuổi 40, lần đầu tiên trong đời tôi biết đến tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ - chồng. Vợ tôi hiện cũng là nhân viên hỗ trợ điều trị tại khoa. Chúng tôi đang ngày ngày mong chờ chào đón một thành viên mới trong gia đình. Đó là hạnh phúc mà tôi chưa bao giờ tưởng tượng được khi biết tin mình có “H”.

 

Bằng trải nghiệm của  bản thân, những tư vấn của anh Hưng với bạn đồng đẳng mang đầy tính thuyết phục. Không chỉ hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân HIV tại khoa, anh Hưng còn giới thiệu cho nhiều bạn đồng đẳng tìm đến phòng khám. Bên cạnh đó, anh còn tham gia CLB “Hoa sen”, sân chơi dành cho người nhiễm “H” như một thành viên sáng lập. Những kiến thức về HIV/AIDS, cách sống chung với “H”... đã được anh cùng các thành viên quản trị chuyển đến hội viên. Thông qua những việc làm đó, góp phần không nhỏ nâng cao nhận thức cho người nhiễm “H”, giảm lây nhiễm trong cộng đồng.

 

Bác sỹ Nguyễn Thị Thành khẳng định:  Trương Quang Hưng là gương sáng điển hình cho thấy, nhiễm “H” không có nghĩa là cuộc đời đã khép lại. Nếu biết vượt lên số phận, người nhiễm “H” vẫn có thể sống có ích, đóng góp cho cộng đồng và xã hội.

 

 

                                                                                 Hải Yến

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục