Các chủ nuôi trên địa bàn phường Tân Thịnh (TPHB) chấp hành tiêm vắcxin phòng dại đợt 1/2014 cho chó, mèo.

Các chủ nuôi trên địa bàn phường Tân Thịnh (TPHB) chấp hành tiêm vắcxin phòng dại đợt 1/2014 cho chó, mèo.

(HBĐT) - Trong 3 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh đã có trên 400 người bị chó cắn đến Trung tâm YTDP các huyện, thành phố để tiêm vắcxin phòng bệnh dại. Hiện tượng chó phát dại cắn gia súc và người xuất hiện ở nhiều địa phương như Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc và TPHB. Trước đó, năm 2013, toàn tỉnh có khoảng 2.600 người bị chó cắn đã đến cơ sở y tế tiêm vắcxin phòng dại, 9 người do chủ quan, không tiêm phòng đã lên cơn dại, tử vong. Đây là những con số đáng quan ngại với số ca mắc, tử vong vì bệnh dại của tỉnh ở tốp đứng đầu cả nước. Nguyên nhân chính do ý thức tiêm phòng cho đàn chó của người dân còn hạn chế.

 

Trong 3 - 4 năm lại đây, biện pháp tiêm vắcxin phòng bệnh dại đã được các chủ hộ nuôi trên địa bàn tỉnh quan tâm hơn. Tuy nhiên, theo đồng chí Phạm Vinh Xương, Chi cục Phó Chi cục Thú y tỉnh, có một bộ phận không nhỏ trong dân chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc tiêm phòng, một số cấp ủy, chính quyền địa phương  chưa thực sự vào cuộc nên kết quả tiêm phòng bệnh dại trên đàn chó của các đợt chiến dịch tổ chức hàng năm chưa đạt tỷ lệ cao. Chính bởi vấn đề tiêm phòng dại cho đàn chó không triệt để nên hàng năm bệnh dại phát ở đàn chó, trường hợp người tử vong do lây truyền bệnh dại từ chó vẫn tiếp diễn, đặc biệt gia tăng trong năm 2013.

 

Hàng năm, tổng đàn chó nuôi của toàn tỉnh dao động từ 11.000 - 12.000 con. Theo cơ quan QLNN về lĩnh vực thú y, việc nuôi chó không được khuyến khích ở các địa phương. Vấn đề tiêm vắcxin phòng bệnh dại cho đàn chó thực chất, sâu xa là bảo vệ tính mạng và sức khỏe của con người. Thời điểm cuối năm 2013, Thông tư liên tịch số 16/2013/ TTLT Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế đã chính thức ban hành hướng dẫn về công tác phối hợp phòng - chống bệnh lây truyền từ động vật sang người, trong đó có bệnh dại. Thông tư cũng quy định những chó nằm trong diện tiêm phòng đều phải thực hiện tiêm bắt buộc, kể cả chó chửa, chó mới đẻ.

 

Tiến tới xây dựng xã hội hóa công tác phòng, chống bệnh dại, Ban Chỉ đạo phòng - chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người cấp tỉnh, huyện vừa được thành lập, tập trung chỉ đạo, quán triệt đến các xã, xóm, tăng cường vai trò của chính quyền, các tổ chức, đoàn thể trong vận động người dân đưa chó đến điểm tiếp nhận dịch vụ tiêm vắcxin phòng bệnh dại. Đồng thời, hoạt động tuyên truyền tới cộng đồng cũng được đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đơn vị thú y phối hợp tốt với các cơ quan, ban, ngành để tuyên truyền, vận động cho đợt chiến dịch và chuẩn bị đầy đủ nguồn vật tư, vắcxin phục vụ.

 

Dự kiến đến hết ngày 15/4, chiến dịch tiêm vắcxin phòng bệnh dại sẽ hoàn thành cơ bản ở 11 huyện, thành phố với tỷ lệ được tiêm chiếm trên 80% tổng đàn chó. Vận động chủ hộ nuôi chó là biện pháp chính, song bên cạnh đó, những biện pháp quyết liệt khác cũng được áp dụng tại một số huyện như: Cao Phong, Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Thủy. Căn cứ tình hình thực hiện cụ thể của đợt chiến dịch tiêm phòng dại cho đàn chó, các địa phương tổ chức tiêm vét bổ sung đối với số chó chưa tiêm và tiến hành diệt những con chó diện tiêm phòng nhưng không tiêm phòng trong đợt. Một biện pháp khác nhằm phòng, chống và quản lý bệnh dại trên đàn chó cũng được tổ chức, thực hiện là giám sát chặt các biến động về tình hình bệnh dại tại cộng đồng, lập sổ sách theo dõi tiêm vắcxin phòng bệnh dại cho động vật từ hệ thống thôn, xóm và chỉ cấp giấy chứng nhận đã tiêm phòng cho chủ hộ nuôi nào đưa chó đến tiêm phòng bệnh dại đầy đủ.

 

 

                                                                                 Bùi Minh              

 

     

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Lãnh đạo Tỉnh đoàn, huyện Lạc Sơn trao Nhà khăn quàng đỏ cho gia đình em Bùi Văn Dính.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh kiểm tra công tác y tế và vệ sinh ATTP tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 11/4, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh đã kiểm tra công tác y tế và việc triển khai Tháng hành động quốc gia về vệ sinh ATTP tại Phòng khám đa khoa khu vực đường 21 thuộc xã Cao Thắng và Trạm Y tế xã Cao Dương (Lương Sơn). Cùng đi có lãnh đạo Sở Y tế, Văn phòng UBND tỉnh, huyện Lương Sơn.

Ghi nhận sau hơn 4 tháng triển khai đường dây nóng y tế

(HBĐT) - Trước những sự việc nổi cộm, để “hạ hỏa” bức xúc của dư luận, Bộ Y tế đã thiết lập đường dây nóng, số điện thoại 0973306306 để tiếp nhận phản ánh của người dân. Đồng thời, ban hành Chỉ thị số 09 ngày 22/11/2013 yêu cầu các Sở Y tế, bệnh viện tăng cường tiếp nhận, xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng khám - chữa bệnh (KCB) thông qua đường dây nóng. Mục đích nhằm chấn chỉnh tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, đảm bảo chất lượng KCB, đáp ứng sự hài lòng của bệnh nhân.

Thực hiện đồng bộ các chính sách bảo đảm an sinh xã hội

(HBĐT) - Trong dịp Tết Giáp Ngọ vừa qua, với phương châm tất cả mọi người đều được đón Tết no đủ, ấm cúng, UBND tỉnh đã hỗ trợ tiền Tết cho 38.206 hộ nghèo với kinh phí trên 11 tỷ đồng.

Khai trương trụ sở mới Tổng đại lý BHNT Dai-ichi Life Việt Nam tại Hoà Bình

(HBĐT) - Sáng 8/4, tại toà nhà Viettel (thành phố Hoà Bình), Văn phòng đại diện Tổng đại lý Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life Việt Nam tại Hoà Bình đã tổ chức lễ khai trương trụ sở mới. Tham dự buổi lễ có hơn 100 đại biểu đến từ Công ty Dai-ichi Life Việt Nam, Bộ phận phát triển kinh doanh vùng, Văn phòng tổng đại lý tại Hoà Bình và đội ngũ Tư vấn tài chính của Công ty hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Bài thuốc chữa bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một loại bệnh truyền nhiễm, hay gặp vào mùa đông xuân và hay mắc ở trẻ em, với chứng trạng chủ yếu là những nốt phỏng dạ (Đông y gọi bào chẩn).

Những loại thức ăn nào dễ bị nhiễm chì?

Chì là một kim loại độc có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh, đặc biệt là ở trẻ em và có thể gây ra các chứng rối loạn não và máu. Vậy những thức ăn nào dễ bị nhiễm chì?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục