Cán bộ dự án hướng dẫn quy trình rửa tay với xà phòng đúng cách cho nhân dân thị trấn Đà Bắc.

Cán bộ dự án hướng dẫn quy trình rửa tay với xà phòng đúng cách cho nhân dân thị trấn Đà Bắc.

(HBĐT) - Dự án “Rửa tay với xà phòng vì một Việt Nam khỏe mạnh” năm 2013 - 2014 được triển khai tại 3 xã (Toàn Sơn, Cao Sơn, Tu Lý) và thị trấn Đà Bắc (Đà Băc) với 4.261 hộ, 17.482 người dân. Cơ quan chủ quản là Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế); cơ quan thực hiện là Ban điều hành Dự án tỉnh; Sở Y tế tỉnh và Trung tâm YTDP tỉnh.

 

Mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức của người dân tại 4 xã, thị trấn về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống vệ sinh, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rửa tay sạch bằng xà phòng trong phòng, chống bệnh dịch. Tăng tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh thông qua tuyên truyền, vận động và hỗ trợ xây dựng, cải tạo một số công trình vệ sinh hộ gia đình, nơi công cộng, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và một số bệnh đường tiêu hoá tại các xã, thị trấn triển khai dự án. 

 

Ngay khi triển khai, dự án đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân 4 xã, thị trấn. BCĐ được thành lập từ xã đến tỉnh phân công nhiệm vụ cụ thể cho các các thành viên. Với mục tiêu đề ra, dự án đã triển khai các hoạt động: tập huấn, đào tạo; thông tin, giáo dục, tuyên truyền; hỗ trợ xây dựng, cải tạo công trình vệ sinh và cung cấp các phương tiện thực hành vệ sinh; quản lý xà phòng; quản lý điều hành, giám sát. Trước đây, việc rửa tay với xà phòng chưa thực sự được người dân quan tâm, thực hiện chưa nói đến việc rửa bằng xà phòng thường xuyên. Qua khảo sát tại 4 xã, thị trấn mới có 3.775/4.261 hộ có nhà tiêu; nguồn nước sử dụng chủ yếu là nước mưa, giếng khoan, giếng đào, nước tự chảy. Dự án đã kết hợp nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực như tổ chức lễ phát động tạo điểm nhấn. Đưa nội dung rửa tay bằng xà phòng vào giảng dạy chính khóa và ngoại khóa tại các trường tiểu học; khám và tư vấn sức khỏe cho học sinh. Trong quý I, đã dạy 1.925 tiết cho 1.325 học sinh. Đồng thời, thực hiện 750 lần tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh huyện, xã về thông điệp: trao yêu thương đừng trao vi khuẩn, lợi ích của việc rửa tay với xà phòng, các dịch bệnh thường gặp qua đôi tay và đường ăn uống. Ngoài ra, dự án lồng ghép truyền thông về các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và cách phòng tránh; các vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng vào các buổi sinh hoạt xóm. Lồng ghép truyền thông 4 buổi với 120 người tham gia tại các lần tiêm chủng; 8 buổi với 120 người thực hành rửa tay với xà phòng vào ngày dinh dưỡng. Nội dung truyền thông tập trung vào vấn đề ảnh hưởng của vệ sinh, sức khỏe đến sự phát triển của trẻ; cách rửa tay và các thời điểm cần rửa tay với xà phòng; phòng - chống dịch bệnh thông qua việc rửa tay bằng xà phòng, thay đổi thói quen vệ sinh; nguy cơ bệnh dịch ở thời điểm hiện tại. Dự án đã tiếp nhận và cấp phát 91 thùng xà phòng, 72 bánh/thùng. Phân phối 44 áp phích, băng rôn, tranh lật, bộ dụng cụ rửa tay và 400 tờ rơi. Đồng thời, sửa chữa, nâng cấp 2 công trình vệ sinh tại trường tiểu học Kim Đồng và Triệu Phúc Lịch. Các tuyên truyền viên đã tích cực vận động nhân dân cải tạo, lắp đặt các công trình nước như: giếng khoan, giếng bơm tay, bể, vại đựng nước, bể lọc nước gia đình... Xây dựng, sử dụng và bảo quản các công trình vệ sinh gia đình như nhà tiêu, rãnh thoát nước, nơi đổ rác.... Giữ gìn vệ sinh môi trường quanh nhà ở, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng và thực hành nếp sống hợp vệ sinh.

 

Kết quả đánh giá cho thấy, trên 80% người dân, học sinh trong vùng dự án nhận thức đúng về việc thực hiện hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng-chống dịch bệnh thông qua việc rửa tay bằng xà phòng. Qua đó đã góp phần phòng, chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

 

                                                                                Cẩm Lệ

 

Các tin khác

Nhóm từ thiện “LIGHT” tặng quà cho gia đình bệnh nhi đang điều trị tại Khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh).
Đoàn khảo sát làm việc tại Sở Y tế .
Mùa mưa lũ hằng năm đi qua ngầm Bo - thị trấn Bo (Kim Bôi) rất nguy hiểm.
Đồng chí Bùi Văn Hùng – Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh tặng quà gia đình bà Bùi Thị Bụm ở xóm Bào, xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, là vợ liệt sĩ chống Pháp: Bùi Văn Hện.

Nguy hiểm tính mạng vì bị rắn hổ cắn

(HBĐT) - Chiều ngày 6/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị Lợi, 55 tuổi ở xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) trong tình trạng nguy kịch vì bị rắn hổ cắn. Bệnh nhân đã được sơ cứu và chuyển xuống Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) lọc máu, truyền huyết thanh kháng nọc độc. Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, bà Lợi bị rắn cắn khi đang đi làm nương.

Thai phụ tử vong do uống thuốc trừ sâu

(HBĐT) - Theo thông tin từ quần chúng nhân dân, vào hồi 14h, ngày 3/5 tại tổ 8, phường Chăm Mát - thành phố Hòa Bình, nhân dân đã phát hiện chị Trần Thị Huyền (sinh năm 1977) có biểu hiện ngộ độc thuốc trừ sâu.

Giám sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục trong thanh niên

(HBĐT) - Sáng 6/5, tại Tỉnh Đoàn, đoàn công tác Ban VH, XH&DT Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND tỉnh) đã tiến hành giám sát, khảo sát về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục (SKSS, SKTD) trong thanh niên trên địa bàn tỉnh. Tham gia đoàn có đại diện lãnh đạo Ban Pháp chế (HĐND tỉnh).

Thêm 1 huyện, 4 xã có ca bệnh sốt phát ban nghi sởi

(HBĐT) - Theo số liệu của Trung tâm YTDP tỉnh, tính đến hết ngày 4/5, toàn tỉnh ghi nhận 129 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 49 xã, phường, thị trấn thuộc 10/11 huyện, thành phố. Trong đó, nhiều nhất là TPHB 45 ca, tiếp theo là các huyện Cao Phong 32 ca, Lạc Sơn 17 ca, Kỳ Sơn và Lạc Thủy mỗi huyện 9 ca, Yên Thủy 8 ca, Kim Bôi, Đà Bắc, Mai Châu mỗi huyện 2 ca.

Đau nửa đầu, cần làm gì?

Đau nửa đầu là một bệnh có thể gặp ở trẻ em, với người trưởng thành thì nữ giới chiếm tỷ lệ rất cao (75%). Bệnh gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập, cuộc sống sinh hoạt, sức khỏe và tuổi thọ.

Nguy cơ do dùng thuốc giảm đau, chống viêm

Các thuốc giảm đau, chống viêm thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp. Bên cạnh hiệu quả điều trị các thuốc đều có những tác dụng không mong muốn. Người bệnh cần nắm được các nguy cơ này để phòng, hoặc hạn chế các tai biến do thuốc gây ra…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục