Trẻ tìm mua đồ chơi tại một cửa hàng bán đồ chơi trẻ em  trên đường Thịnh Lang (TPHB).

Trẻ tìm mua đồ chơi tại một cửa hàng bán đồ chơi trẻ em trên đường Thịnh Lang (TPHB).

(HBĐT) - Đồ chơi là sản phẩm không thể thiếu đối với trẻ nhỏ, nó góp phần giúp trẻ phát triển hoạt động, thể lực và trí tuệ. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe khi sử dụng đồ chơi kém chất lượng hoặc chứa chất độc hại.

 

Đồ chơi an toàn cho trẻ là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm khi các loại đồ chơi nguy hiểm, mang tính bạo lực cấm bày bán, lưu thông trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều tại các cửa hàng bán đồ chơi, nhất là thời gian vừa qua đã xảy ra vụ việc đồ chơi nguy hiểm gây sát thương cho trẻ, cơ quan chức năng phát hiện trong một số loại đồ chơi có chất phthalate (gây ung thư).  

Vụ việc gần 40 học sinh trường tiểu học Chu Văn An (thị trấn Đức An, Đắk Song Đắk Nông) phải nhập viện vì loại đồ chơi có hình thù gần giống quả lựu đạn phát nổ với các triệu chứng khó thở, nôn ói xảy ra hồi đầu năm nay đã một lần nữa cảnh báo về mối nguy hiểm tiềm ẩn trong những sản phẩm đồ chơi cho trẻ. Trước đó, Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa miền Nam đã tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên một số đồ chơi trẻ em như bóng bơm hơi, con vịt bằng nhựa, bóng hình trái dưa hấu... (có xuất xứ Trung Quốc) bày bán trên thị trường để kiểm tra. Kết quả cho thấy, các sản phẩm đồ chơi này có hàm lượng chất phthalate (chất có khả năng gây ung thư, ảnh hưởng đến trí não, thậm chí gây vô sinh ở trẻ em) vượt mức quy định 300-400 lần. Gặp chị Nguyễn Thị Thủy, phường Đồng Tiến (TPHB) tại một cửa hàng bán đồ chơi trên địa bàn phường Phương Lâm (TPHB) chị chia sẻ: Mình có cậu con trai hơn 2 tuổi, cháu rất thích chơi đồ chơi nhưng để mua được một loại đồ chơi phù hợp không dễ. Sản phẩm đồ chơi chủ yếu là của Trung Quốc sản xuất, mình muốn tìm đồ chơi của Việt Nam nhưng hầu như không có. Vừa rồi có nghe thông tin qua báo chí phản ánh về một số loại đồ chơi của Trung Quốc có chất gây ung thư nên đi mua mình cũng cẩn trọng hơn. Mình có tìm mua ở một số siêu thị như AP Plaza nhưng cũng chỉ có đồ chơi của Trung Quốc, mặc dù trên sản phẩm có dán tem hợp quy CR, có chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ nhưng là sản phẩm của Trung Quốc nên vẫn e ngại không muốn mua cho cháu chơi.

Dạo quanh các cửa hàng đồ chơi trên địa bàn thành phố Hòa Bình dễ dàng nhận thấy đồ chơi trẻ em gần như là hàng độc quyền của Trung Quốc với đa dạng sản phẩm từ đơn giản đến những loại điều khiển từ xa, sử dụng tia laze, bạo lực... rất phong phú, hấp dẫn với trẻ nhỏ. Điều đáng nói, phần lớn đồ chơi Trung Quốc được bày bán trên thị trường đều là hàng hóa nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ, không được kiểm tra chất lượng và kiểm định độ an toàn. ông Nguyễn Xuân Sơn, Trưởng phòng  Nghiệp vụ- Tổng hợp (Chi cục Quản lý thị trường tỉnh) cho biết: Đối với mặt hàng đồ chơi trẻ em, trên địa bàn tỉnh không có nhà sản xuất, nhà cung cấp, chỉ là thị trường tiêu thụ do các hộ kinh doanh mua sản phẩm từ các chợ ở Hà Nội hoặc chợ biên giới về bán. Thời gian qua, Chi cục vẫn duy trì kiểm tra đối với mặt hàng này, trong năm 2013 đã  xử lý 34 vụ vi phạm, tịch thu 184 sản phẩm vi phạm gồm kiếm, đao nhựa, súng nhựa, đồ chơi nhựa thuộc danh mục hàng cấm kinh doanh, tổng thu xử phạt vi phạm và trị giá hàng hóa tịch thu trên 42 triệu đồng. Trong quý I năm nay đã xử lý 18 vụ vi phạm, tịch thu 558 sản phẩm gồm pháo nổ, súng nhựa, kiếm, tổng thu xử phạt và trị giá hàng hóa tịch thu trên 39 triệu đồng. Qua kiểm tra không phát hiện các sản phẩm đồ chơi độc hại, nguy hiểm như cơ quan chức năng cảnh báo, tuy nhiên, trên thực tế, những sản phẩm này vẫn được một số cửa hàng bày bán khi không có sự kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường với nhiều hình thức. Tìm mua loại bóng đồ chơi có chất độc hại như cơ quan chức năng cảnh báo tại một cửa hàng bán đồ chơi ở chợ Phương Lâm chủ cửa hàng cho biết: Các loại bóng đó của Trung Quốc cửa hàng không bán, hiện nay Việt Nam cũng sản xuất được, mẫu mã không khác gì của Trung Quốc nên có thể yên tâm sử dụng. Tuy nhiên, chỉ cần để ý một chút thì mặc dù trên quả bóng có dán mác Việt Nam nhưng ngay sát đầu bơm hơi của quả bóng là dòng chữ khắc nổi made in China cùng màu quả bóng. Cũng có trường hợp chính người bán hàng cũng không biết về các loại đồ chơi độc hại của Trung Quốc vì thấy trẻ nhỏ thích chơi các đồ chơi đó nên lấy về bán.  

Có thể nhận thấy rằng, đồ chơi nhập lậu từ Trung Quốc giá rẻ, phong phú về chủng loại, hấp dẫn với trẻ nhỏ trong khi đồ chơi trẻ em của Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng lẫn chủng loại. Các loại đồ chơi nhập khẩu của các hãng có tên tuổi, nhập bằng con đường chính ngạch trên thị trường chiếm tỷ lệ rất ít, giá khá đắt trong khi mức thu nhập của phần lớn người dân còn thấp nên chỉ phù hợp được với một số ít trẻ em. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đồ chơi nhập lậu kém chất lượng, mang tính bạo lực, thiếu giáo dục tràn lan trên thị trường. Do thu nhập thấp nên người tiêu dùng không còn lựa chọn nào khác ngoài những đồ chơi giá rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nhiều người do chưa có thông tin về các loại đồ chơi trẻ em độc hại nên vẫn mua cho con em chơi vì nghĩ đây là đồ chơi dẻo, nhẹ, không gây thương tích cho trẻ.  

Mặc dù công tác quản lý chất lượng, an toàn đối với đồ chơi trẻ em, kiểm tra, kiểm soát thị trường đã được tăng cường nhưng đây vẫn là vấn đề cần quan tâm của các ngành chức năng bởi tình trạng vi phạm còn diễn ra khá phổ biến. Công tác kiểm tra cần mạnh tay xử phạt các trường hợp kinh doanh cố tình vi phạm những quy định về chất lượng đồ chơi trẻ em. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng cần cẩn trọng khi mua đồ chơi cho trẻ, lựa chọn và sử dụng đồ chơi cho trẻ phù hợp, đảm bảo an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của trẻ em trước những sản phẩm đồ chơi độc hại, nguy hiểm.

 

                                                                                Hà Thu

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục