Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh phát biểu ý kiến tại hội trường.

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh phát biểu ý kiến tại hội trường.

(HBĐT) - Sáng 22/5, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đã phát biểu tại phiên thảo luận nội dung chính như sau:

 

Trước hết, tôi đề cập đến vấn đề quy định về bảo hiểm y tế bắt buộc. Tôi hoàn toàn đồng tình với dự thảo luật quy định về bảo hiểm y tế là bảo hiểm bắt buộc, mọi người đều có trách nhiệm tham gia vì lợi ích của bản thân và xã hội. Tuy nhiên, để quy định có tính khả thi cao, tôi đề nghị bên cạnh công tác tuyên truyền vận động luật cũng cần bổ sung các quy định chặt chẽ hơn để xử lý các trường hợp trốn tránh trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế. Ví dụ, người không tham gia bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh trong các cơ sở y tế công lập phải thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo giá dịch vụ, tính đủ cho các chi phí cần thiết không phải theo giá vẫn còn bao cấp trong cơ sở y tế công lập hiện nay để buộc họ phải có trách nhiệm hơn với xã hội. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục mua bảo hiểm y tế như các loại hình bảo hiểm thương mại khác, đơn giản hóa việc cấp thẻ bảo hiểm y tế, thủ tục khám chữa bệnh và đặc biệt nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh trong các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế hiện nay. Đề nghị việc cấp thẻ có thể thực hiện được ở một địa phương, nhưng việc khám, chữa bệnh đề nghị phải được thực hiện linh hoạt để đảm bảo giải quyết cho mọi người dân có thể tiếp cận được các cơ sở khám chữa bệnh một cách thuận tiện. Từ những biện pháp, kiến nghị trên tôi tin tưởng việc quy định bảo hiểm y tế bắt buộc sẽ không là gánh nặng và sẽ không là vấn đề gì vướng mắc trong nhận thức cũng như việc triển khai Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi).

 

Thứ hai, về xử lý kết dư Quỹ bảo hiểm y tế. Dự thảo luật quy định những tỉnh, thành phố có kết dư Quỹ bảo hiểm y tế được hoạch toán toàn bộ vào quỹ dự phòng để điều tiết chung. Tôi cho rằng quy định như vậy chưa thực sự hợp lý, khó gắn trách nhiệm của đơn vị, địa phương đối với công tác quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế. Thực tế những năm qua, các tỉnh có kết dư Quỹ bảo hiểm y tế chủ yếu là các địa phương còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân kết dư bên cạnh công tác quản lý chặt chẽ phòng, chống lạm dụng quỹ bảo hiểm có hiệu quả cũng có nguyên nhân cơ bản là do người dân quá khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ bảo hiểm y tế. Thể hiện ở hệ số sử dụng số thẻ bảo hiểm y tế của các khu vực này thấp hơn rất nhiều so với hệ số sử dụng thẻ bảo hiểm y tế ở những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Ngoài ra, chất lượng khám, chữa bệnh ở những địa phương này còn rất hạn chế, trang thiết bị thiếu, lạc hậu, trình độ chuyên môn của đội ngũ y, bác sỹ còn hạn chế, định mức và thực chi cho công tác khám, chữa bệnh thấp hơn các địa phương có sự phát triển. Chính từ những lý do trên mà việc kết dư Quỹ bảo hiểm ở các đơn vị địa phương này rất lớn. Thiết nghĩ việc sử dụng kết dư Quỹ bảo hiểm để hỗ trợ  các địa phương này nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân là điều hợp lẽ. Vì vậy, tôi đề nghị luật quy định sau khi quyết toán được cơ quan nhà nước phê duyệt thì địa phương có kết dư được trích lại 50% bổ sung vào ngân sách địa phương để phục vụ cho công tác bảo hiểm y tế, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, tạo điều kiện cơ hội bình đẳng về tiếp cận dịch vụ bảo hiểm y tế đối với những người dân ở địa phương này.

 

Thứ ba, về phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế, tôi rất đồng tình và chia sẻ các ý kiến của đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh và đại biểu Hà Thị Lan của Bắc Giang, đó là theo báo cáo của nhiều cơ quan nhà nước và khuyến cáo của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam. Việt Nam hiện có 2,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị mắc bệnh suy dinh dưỡng, chiếm gần 30% trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó có trên 220 ngàn trẻ em suy dinh dưỡng nặng phải đối diện với nguy cơ tử vong. Là nước đang phát triển có thu nhập ở mức trung bình một tỷ lệ như vậy là khó được chấp nhận. Đây là điều rất đáng được quan tâm và gây lo ngại trong thực hiện mục tiêu về nâng cao tầm vóc của con người Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, khi nghiên cứu dự thảo Luật Bảo hiểm y tế phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em lại chưa được đề cập như là một biện pháp đối phó với loại bệnh đe dọa sự phát triển của thế hệ tương lai của nước nhà. Từ nhận thức trên, tôi tha thiết đề nghị Quốc hội nghiên cứu cho bổ sung quy định bảo hiểm y tế chi trả cho công tác khám, tư vấn điều trị cho trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Đây là việc làm ý nghĩa và rất cần thiết để cứu nguy cơ tử vong cho trên 220 ngàn trẻ em dưới 5 tuổi và vì sự phát triển tương lai của đất nước./.

 

             

                                              

                                              Bích Ngọc

    (Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Hòa Bình) tổng hợp

 

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục